Bạn có thể tìm đọc các phần trước của series về Retinoids của tụi mình tại:
Phần #2: Các loại retinoids đang được ứng dụng ở dạng bôi ngoài
Phần #3: Cách sử dụng retinoids
Phần #4: Kết hợp retinoids chung với các hoạt chất khác
Ở bài viết này, Láng tổng hợp lại tất cả câu hỏi, thắc mắc mà team Láng thường nhận được từ khách hàng. Mong rằng sẽ giúp được mọi người phần nào trong quá trình tìm hiểu và thử hoạt chất vàng này.
Sử dụng Retinoids mà không bong tróc là không hiệu quả?
HOÀN TOÀN KHÔNG ĐÚNG NHA!
Biểu hiện bong, tróc, đỏ da là các biểu hiện thường thấy của retinoids chứ không phải bắt buộc. Một số các biện pháp can thiệp để giảm thiểu các biểu hiện này còn được khuyên dùng như sử dụng nồng độ thấp, tần suất thấp, liều lượng ít, hay sử dụng kèm dưỡng ẩm để da tập làm quen và dung nạp dần retinoids. [1] [10]
Bạn có đang dị ứng với retinoids hay không?
Thực chất các dấu hiệu kích ứng da vì quá hay gặp phải trên người sử dụng retinoids nên đôi khi làm người ta phân vân giữa chuyện bạn dị ứng và kích ứng. Một số tình trạng kích ứng da khá nặng với các phản ứng như căng nứt da, sưng, chảy dịch…bạn cần có sự theo dõi, tư vấn sát của bác sĩ, dùng thêm kháng viêm hoặc thậm chí bôi corticosteroid trong thời gian ngắn.
Còn về vấn đề dị ứng thật sự (mụn rộp, ban đỏ phù nề, ngứa kéo dài…) khi sử dụng retinoids được ghi nhận cực kỳ hiếm gặp. [11]
Retinoids gây bong tróc làm mỏng da, bào mòn da? Retinoids làm da tổn thương?
KHÔNG ĐÚNG À NHA
50 năm từ ngày FDA phê duyệt tretinoin, qua đến các thế hệ thứ 2 (etretinate, acitretin điều trị vãy nến), thế hệ thứ 3 (adapalene và tazarotene) và gần đây nhất là thế hệ thứ 4 (trifarotene), tretinoin và các phái sinh, dẫn xuất khác của nó đã vượt qua những kiểm định về mặt an toàn và hiệu quả khi sử dụng. Với tất cả các retinoids đường bôi nói chung, tình trạng kích ứng da đều được ghi nhận và kiểm soát. Qua đó những nỗ lực không ngừng trong nghiên cứu để cải thiện khả năng dung nạp bằng việc sử dụng các hệ thống dẫn delivery system mới hoặc đưa ra thị trường các tiền chất mới của retinoids.
Cụ thể, việc bong tróc là có, bóc lớp tế bào sừng đã chết của bạn là có, nên lớp sừng stratum corneum của bạn mỏng đi là có; tuy nhiên retinoids không hề làm mỏng da đi mà trái lại rất rất nhiều các nghiên cứu về retinoids đã chứng minh retinoids làm dày lớp trung bì thông qua kích thích sản sinh collagen, elastin và GAGs. [5] [6]
Da bạn đồng thời cũng không bị tổn thương gì khi sử dụng retinoids. Các dấu hiệu kích ứng thời gian đầu khi mới sử dụng retinoids là rất bình thường, thậm chí 1 số người còn xem đó là dấu hiệu cho sự sữa chữa da (stimulate và correct) bắt đầu trước khi da đẹp ra. Đồng thời, các liệu trình bôi retinoids trước khi thực hiện các thủ thuật điều trị trên da (như peel, laser) cũng được khuyên dùng vì ghi nhận quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn trên các nền da đã sử dụng retinoids, chứng minh retinoids không hề làm tổn thương da như người ta hay nghĩ. [01]
Thậm chí, với các làn da tổn thương từ corticosteroids do sử dụng thời gian dài như giãn mạch, teo da, lộ mạch máu, mỏng yếu, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra retinoids có khả năng ngăn ngừa teo da, khắc phục tình trạng da mỏng, yếu, giãn mạch. [7] [8]
Sử dụng Retinoids làm mụn viêm nặng hơn và đẩy mụn lúc đầu?
CHƯA CHẮC!
Biểu hiện kích ứng, kích viêm da, da đỏ, rát, sưng kèm theo lớp tế bào sừng bị xáo trộn thời gian đầu là thường gặp khi mới sử dụng retinoids nên dấu hiệu đẩy mụn, mụn của bạn tồi tệ hơn, đỏ, sưng to khi mới sử dụng retinoids là bình thường. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chứng minh khả năng cải thiện trên mụn viêm và không viêm của retinoids là như nhau. Theo đó, dấu hiệu này cũng sẽ giảm dần song song với các dấu hiệu kích ứng da sau vài tuần sử dụng retinoids. [1]
Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy hiệu quả trên da mụn của tretinoin bắt đầu từ tuần thứ 12 (tức sau 3 tháng) và có thể chậm hơn với các dẫn xuất khác. Nếu các dấu hiệu viêm vẫn không thuyên giảm, hãy tư vấn với Bác sĩ/chuyên viên chăm sóc da của bạn nhé. [1]
Da bạn sạm đi thời gian đầu khi mới sử dụng retinoids?
Thường gặp thì 1 phần do da bạn đỏ hẳn lại do kích ứng khi mới sử dụng.
Retinoids cũng thúc đẩy quá trình sừng hóa của da (turnover) và đồng thời phân tán các hạt melanin thời gian đầu được đẩy lên bề mặt da, cùng lúc đó lớp sừng đã chết khô lại chưa kịp bong nên da có hiện tượng sạm đi khi mới sử dụng retinoids là rất bình thường.[9]
Sử dụng bao lâu để thấy hiệu quả? Sử dụng được tới khi nào?
Với tretinoin, hầu hết các nghiên cứu trên làn da mụn và lão hóa đều cho thấy hiệu quả cải thiện từ tuần thứ 12 trở đi. Với các dấu hiệu lão hóa và cải thiện nền da nói chung, tretinoin cho hiệu quả kéo dài và thấy rõ nhất sau 6 tháng, với các cải thiện sâu ở trung bì được quan sát thấy sau 12 tháng điều trị. [1] [2]
Sự cải thiện liên tục với tretinoin bôi kéo dài trên các làn da tổn thương do ánh sáng, lão hóa, đã được ghi nhận trong thời gian điều trị liên tục lên đến 22 tháng [3] Hiện nay, nghiên cứu dài hơn nhất lâu nhất của tretinoin trên người kéo dài 4 năm. Tuy nhiên, những nghiên cứu dài hơn còn nhiều hạn chế và trên số mẫu nhỏ. [4]
Dĩ nhiên vẫn phải tùy phản ứng trên da của bạn mà điều chỉnh.
Viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc tích lũy khi sử dụng retinoids?
Nếu bạn viêm sớm vài ba ngày ngay sau khi sử dụng thì không nói. Việc này mình có đề cập ở việc bạn có thể ngưng, giãn tần suất sử dụng, sử dụng kèm corticosteroid vài ba ngày. Vấn đề viêm da tiếp xúc kích ứng như bong tróc, đỏ, rát khi mới sử dụng tretinoin hay các retinoids khác là bình thường nhưng các dấu hiệu này cần phải thuyên giảm sau chừng 1-3 tháng sử dụng, nếu không thì bạn nên đìều chỉnh.
Tuy nhiên rất nhiều bạn sau khi sử dụng 1 thời gian dài, có thể nói là lạm dụng retinoids nhất là tretinoin ở nồng độ cao, tần suất cao thường thấy da mình yếu đi, hay dễ đỏ, rát, ngứa, da cứ khô và bong tróc hoài rồi dùng cái gì lên sau đó da cũng khó tiếp nhận, kiểu như bôi đơn giản 1 chai serum HA B5 cũng dễ nóng, rát, da ửng hồng gần như biểu hiện khá giống với viêm da tiếp xúc kích ứng thông thường (contact dermatitis) và lúc này thì khả năng bạn đã viêm da tiếp xúc tích lũy do retinoids khá cao "cummulative irritant contact dermatitis".
Cơ chế chính xác của quá trình gây viêm của retinoids chưa được khẳng định. Có thể retinoids kích thích quá trình sừng hóa của da liên tục, da chết bong đi quá nhanh mà chưa kịp thay da mới làm ảnh hưởng hàng rào bảo vệ da, theo đó ảnh hưởng tính thấm của các hoạt chất khác qua da cũng như những tổn thương khác.[11]
Cũng có nghiên cứu cho rằng cả các Retinoids tự nhiên hay tổng hợp ở đường bôi đều kích hoạt thụ thể gây kích ứng TRPV1 (vốn được kích hoạt khi da bạn tiếp xúc nhiệt độ cực nóng hoặc do capsaicin có trong ớt cay) theo đó kết quả cho thấy retinoids bắt chước các phản ứng do capsaicin gây ra thông qua TRPV1 dẫn đến tác động đến các tế bào thần kinh cảm giác gây ra ra cảm giác đau rát mà bạn cảm nhận được (như xát ớt lên da). Retinoids cũng đồng thời kích thích giải phóng peptide CGRP - khi được giải phóng từ các đầu dây thần kinh cảm giác được biết đến nhiều nhất là một chất kích thích quá trình viêm, làm tăng tính thấm thành mạch, gây thoát mạch và phù nề, khiến da bạn bị sưng, đỏ lên, viêm da. [12].
Tóm lại, nếu da bạn vẫn không hết kích ứng với retinoids dù ở bất kỳ dẫn xuất, nồng độ nào thì tức là bạn không phù hợp, cần có sự điều chỉnh ngay. Nói 1 cách khác da khỏe là một làn da rất ít kích ứng với các sản phẩm, nhất là không thể da khỏe mà bạn bôi B5 serum xịn sò hãng kia hay 1 chai HA xịn sò hãng nọ mà cũng nóng rát đỏ. 1 2 sản phẩm có thể là ok da bạn không hợp, nhưng đụng gì cũng nóng rát thì 99% da bạn viêm da tiếp xúc rồi nhé.
Tài liệu tham khảo:
[4] J. Bhawan, et al., Histologic evaluation of the long term effects of tretinoin on photodamaged skin,
Journal of Dermatological Science,Volume 11, Issue 3,1996, Pages 177-182, ISSN 0923-1811,
Others
[O1] Zein E. Obagi. The Art of Skin Health: Restoration and Rejuvenation, 2nd edition.
comments