BHA không dành cho tất cả chúng ta. Hãy chấp nhận sự thật này. Láng biết rất rõ BHA đã và vẫn đang là một trào lưu ở Việt Nam.
Nhưng cũng như tất cả các sản phẩm khác, không ai nói trước được 1 sản phẩm dưỡng da sẽ phản ứng trên da bạn thế nào. Tốt có, dĩ nhiên xấu cũng có. "None fits all in skincare" - không có gì có thể phù hợp cho tất cả mọi người.
Tips: 𝑬𝒎𝒃𝒓𝒂𝒄𝒆 𝒚𝒐𝒖𝒓 𝒔𝒌𝒊𝒏. Hãy thương da của bạn và biết đâu là đủ. Nhiều khi có cố nữa chỉ phản tác dụng.
Còn đối với Láng, BHA đúng là một trong các sản phẩm mang tính cách mạng. Có thể nói BHA là hoạt chất đầu tiên đưa mình dấn thân vào con đường skincare, và hơn thế nữa là đam mê và gắn bó tới giờ. Đối với một làn da chưa biết gì, chưa dùng gì nhiều ở thời điểm đó thì BHA làm da mình đẹp ra đúng nghĩa, giải quyết mụn và thậm chí là thu nhỏ một phần lỗ chân lông nữa.
Tóm lại, BHA có thể làm gì cho bạn?
- - Tẩy da chết: giúp tăng cường quá trình thay đổi tế bào (turn-over), làm căng bóng, mịn màng và đều màu da
- - Làm sạch lỗ chân lông: do đặc tính thân dầu mà BHA có thể len lỏi vào sâu và làm sạch lỗ chân lông, giúp se khít và làm mờ lỗ chân lông. Tuy nhiên, cũng do đặc tính này mà công cuộc đưa BHA thâm nhập được qua lớp màng lipid của da cũng là một vấn đề còn nhiều tranh cãi.
- - Tiêu sừng, kháng viêm: điều trị được mụn và tình trạng da sần sùi, khô ráp
Có thể thấy BHA gần như là một lựa chọn phù hợp cho nhiều tình trạng da nổi cộm. Mặc dù vậy, ta vẫn phải chấp nhận rằng, đôi khi phản ứng không mong muốn của sản phẩm có thể xảy ra. Cùng đọc bài viết này, Láng muốn nói rõ và kĩ về phản ứng của da bạn với BHA, cũng như cách xử trí nếu gặp phải nhé.
DA BẠN PHẢN ỨNG TỐT VỚI BHA
Dấu hiệu: Nếu bạn cảm thấy sau quá trình sử dụng mà da mình mịn màng, căng ra và đều màu, ít mụn và “đẹp hẳn ra” thì chúc mừng, BHA là dành cho bạn.
Định hướng tiếp theo:
- + Bạn có thể tiếp tục sử dụng sản phẩm với tần suất, lượng dùng như cũ, hoặc cũng có thể giảm dần liều lượng sử dụng (tuỳ nhu cầu của da nhé).
- + Hoặc có thể thay thế bằng một thành phần khác mạnh tương tự (như AHA, Retinoid, Azelaic Acid...). Điều quan trọng là hãy lắng nghe làn da của bạn. Đừng tham tham hoạt chất hay tham sài "nặng đô". Hãy thương da của bạn và biết đâu là đủ. Nhiều khi cố quá lại thành phản tác dụng. Hy vọng các bạn hiểu.
DA BẠN KHÔNG PHẢN ỨNG VỚI BHA
Nếu bạn vẫn thấy hoàn toàn không có cải thiện gì, thì hãy đổi dạng bào chế khác (dung môi hoà tan khác chẳng hạn), hoặc đổi hẳn qua các hoạt chất khác, hoặc thử đưa thêm một thành phần mới vào quy trình để cho hiệu quả cộng hưởng nhé.
DA BẠN BỊ ĐẨY MỤN (PURGING)
Nguyên nhân của hiện tượng purging là do đặc tính thân dầu của BHA mà acid hữu cơ này có thể thấm vào và mở lỗ chân lông, giúp cho quá trình “làm chín” các mụn ẩn sâu phía dưới da và đẩy chúng lên bề mặt da.
Đặc điểm của đẩy mụn: thường gặp ở những nốt mụn ẩn, lỗ chân lông bị bít tắc. Tuy nhiên, quá trình purging này sẽ chỉ dao động từ 2 tuần đến 3 tháng. Da bạn xấu rồi sẽ đẹp, không quá 3 tháng, còn không thì không gọi là đẩy mụn, khi đó thì hẵng xem xét đến đổi sản phẩm.
Tips: giảm tần suất sử dụng BHA trong những ngày đầu tiên để giảm tốc độ đẩy mụn, tự điều chỉnh theo đáp ứng của da. Khi lên mụn, hãy kết hợp BHA với các spot treatment (chấm mụn điểm) như Benzoyl peroxide, Azelaic acid, hay Sulfur để tăng cường hiệu quả, kháng viêm hay giảm thiểu khả năng gây thâm sau mụn.
DA BẠN BỊ BÙNG PHÁT MỤN (BREAKOUT)
Tuy nhiên, cũng có những lý do khác làm bạn BREAK OUT khi dùng BHA trước khi đổ lỗi hoàn toàn cho ẽm nhé:
Đối với các bạn nữ: Hãy để ý Chu kỳ & Mụn
Không đảm bảo các bước dưỡng cơ bản (làm sạch - dưỡng ẩm - chống nắng)
Tóm lại trước khi dùng BHA, hay bất cứ sản phẩm đặc trị nào, các bước chăm sóc da, làm sạch và dưỡng cơ bản là QUY TẮC SỐ 1. Nếu bạn không có ý định duy trì các bước cơ bản này thì thôi, thêm bất kỳ bước đặc trị dù có "ghê gớm" đến đâu cũng không còn ý nghĩa!
Sự kết hợp các sản phẩm khác
Tips: Thường thì hãy để ý các sản phẩm có khả năng làm bí bề mặt da, chẳng hạn dưỡng ẩm. Nếu da bạn dầu, dùng dưỡng ẩm quá dày, khả năng cao sẽ không hợp khi dùng với BHA. Khi có sự nghi ngờ là sự kết hợp 1 vài sản phẩm làm cho bạn bị breakout, hãy tách riêng chúng ra, có thể dùng khác buổi, khác ngày, hay thay đổi thành 1 sản phẩm mỏng nhẹ hơn, nhiều khi bạn sẽ thấy điều vi diệu ^^ Nói chung là chuyện đáp ứng của da lên các sản phẩm trong quy trình sẽ là hành trình trải nghiệm riêng biệt của mỗi làn da, vậy nên hãy mạnh dạn thử - sai mới hiểu được làn da của mình nghen.
Dùng quá nhiều hoạt chất đặc trị trong một quy trình skincare
Tips: Lùi 1 bước, tiến 3 bước.
Giảm liều lượng sử dụng, tách ngày, tách buổi, giảm tần suất sử dụng các hoạt chất này và dĩ nhiên luôn đảm bảo các bước dưỡng phục hồi, bảo vệ da tối ưu.
Một số bạn rất lạ khi thấy ngưng dùng BHA chẳng hạn 1 thời gian, hoặc giảm dùng AHA hay Retinoids khi dùng BHA một thời gian thì thấy da đẹp hơn hẳn. Điều này mình đã nói khá nhiều lần rồi, trong skincare lâu lâu lùi một bước, bạn sẽ thấy da mình tiến 3 bước ấy.
Tóm lại, khi bạn Break out, chỉ có cách duy nhất là Experiment, hãy thử nghiệm, để tìm ra sự phối hợp ăn ý nhất giữa các sản phẩm. Không ai có thể nói cho bạn, chỉ có mình bạn thôi.
DA BẠN BỊ KÍCH ỨNG VỚI BHA (IRRITATION)
- + Nếu da bạn dịu đi, và trở lại bình thường là Kích ứng do sản phẩm và Xử lý bằng cách giảm tần suất, “đắp” thêm dưỡng, bỏ bớt một số hoạt chất theo nhu cầu ưu tiên của da.
- + Nếu da bạn không cải thiện, hoặc tiếp tục ngưng dùng sản phẩm thêm 1, 2 tuần, hoặc cố xác định xem bạn đang bị đẩy mụn (nếu lên mụn trong thời gian ngắn), hay bạn bị sản phẩm làm cho bị mụn (nếu lên mụn trong thời gian lâu hơn)
DA BẠN BỊ DỊ ỨNG VỚI BHA (ALLERGY)
Khi nào thì bạn nên dừng BHA?
Thật sự rất khó để nói khi nào thì bạn nên ngừng dùng BHA, nhất là khi bạn bị đẩy mụn mà cũng không biết đẩy mụn kéo dài bao lâu. Từ kinh nghiệm của mình và cũng tham khảo khá nhiều nguồn, HÃY CHO BHA ÍT NHẤT 3 THÁNG
3 tháng là thời gian đủ để da bạn phục hồi, mụn sâu nhất cũng được đẩy ra, 3 chu kỳ của da, nếu 3 tháng mà BHA không làm được gì thì cơ bản là BHA không dành cho bạn.
Tips: về mặt kinh tế, khi chi tiền cho sản phẩm, hãy tính là dùng sản phẩm đó 3 tháng, rồi sẵn sàng vứt bỏ nếu 3 tháng mà bạn không cải thiện gì hoặc tình trạng càng tệ hơn.
Tóm lại là:
Không có 1 định nghĩa cụ thể nào là bạn đang bị Đẩy mụn, hay bạn Bị Mụn, hay thậm chí bạn đang bị Kích ứng hay Dị ứng, nhưng các điểm trên mình đã chỉ ra sẽ có thể giúp bạn 1 dấu hiệu gì đó để xác định da bạn đang bị gì. Đơn giản nhất và cơ bản nhất, nếu bạn cảm thấy mình đang Đẩy mụn hoài (Purging Forever) thì bạn đang BỊ MỤN (Breakout) đó!
comments