Gần đây, một số quan điểm cho rằng bạn không nên dưỡng ẩm nữa, dưỡng ẩm là nuông chiều làn da và đang chống lại quá trình tự nhiên có thể tự giữ ẩm của da?

TLDR thì

+ Thuyết chống dưỡng ẩm mà điển hình là Dr. Obagi hồi xưa bảo "Lạm dụng dưỡng ẩm sẽ ảnh hưởng chức năng và hoạt động vốn có của hàng rào bảo vệ da", "làm chậm quá trình sừng hóa tự nhiên của da", theo đó, khi bôi dưỡng ẩm, các tế bào da sẽ nhận biết được và tự bảo cơ thể ngừng cung cấp nước cho da nữa. Kiểu "ei có nước rồi, khỏi xã nữa"., thêm nữa dưỡng ẩm làm các tế bào sừng tích tụ ảnh hưởng quá trình sản sinh và trưởng thành của các tế bào sừng mới.

+ Đó là kiểu dưỡng ẩm cũ mèm khi mà dưỡng ẩm toàn dầu, nước, chất nhũ hoá và chăm chăm vào chuyện cấp ẩm cho làn da với những em kem dưỡng dày cộm hay layer chừng chục lớp từ cấp ẩm, khóa ẩm => mất cân bằng là chuyện hiển nhiên.

+ Nói luôn, ngày nay BS. Obagi vẫn làm kem dưỡng bán ầm ầm. Formulation đời mới hiện nay không chdừng lại ở chuyện cân bằng độ ẩm thế nào mà thành phần chủ yếu là tương tự thành phần giữ ẩm của da, còn thêm chống oxi hóa, chống viêm, phục hồi hàng rào bảo vệ da… mà bài viết hôm nay mình sẽ phân thành 4 nhóm để da bạn lựa chọn 1/ Occulusive (khóa ẩm) 2/ Humectants (cấp ẩm) 3/ Emollients (làm mềm) 4/ Protein Rejuvenators (phục hồi protein)

+ Lưu ý kỹ: dưỡng ẩm vẫn chỉ là dưỡng ẩm, formulation, texture có xịn hơn thật nhưng sẽ chỉ dừng lại là bước hoạt động bề mặt, không có tác dụng sữa chữa.

Cách hoạt động của DƯỠNG ẨM

Trước hết bạn phải biết mục tiêu là duy trì độ ẩm tối ưu cho lớp sừng là chuyện mà da và chúng ta muốn làm để đảm bảo mọi thứ hoạt động đúng chức năng.

Lớp sừng (ngoài cùng của da) - stratum corneum được mô tả theo cấu trúc "gạch và vữa" (bricks and mortar) cho thấy các tế bào sừng được sắp xếp như các viên gạch và được gắn kết bởi các lipid gian bào (vữa)

1/ Các tế bào sừng corneocytes là các tế bào chết không nhân. Nhưng không thực sự chết mà mang cấu trúc của protein và chứa các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên (NMF) như các amino acid, lactates, urea và electrolytes. Chính các NMF trong các tế bào sừng này là cơ chế tự nhiên của da để giúp lớp sừng mềm mịn mọng nước.

Nước ở lớp sừng và độ ẩm tương đối của môi trường còn đóng vai trò quan trọng để chuyển đổi các protein filaggrin tự nhiên trong da thành NMF.

Nước đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến enzyme kiểm soát quá trình bong tróc vảy của các tế bào sừng - desquamation. Không có nước, các tế bào sừng đã chết tích tụ, da bong tróc thay vì được peel off đẹp đẽ.

Để mọi việc hoạt động trơn tru thì lớp sừng cần chưá ít nhất 10% nước, lý tưởng là 20%-30%. Lớp sừng có thể hấp thụ 5 đến 6 lần trọng lượng của nó và tăng volume gấp 3 lần khi nhúng trong nước. Ví dụ như da khô được là chỉ giữ lại được có 10% nước và liên tục mất.

2/ Các lipid gian bào với cấu trúc gồm các ceramides, cholesterol and các acid béo…Việc thiếu hụt các thành phần này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp lớp màng lipid làm rối loạn chức năng của hàng rào bảo vệ da - giữ độ ẩm ở lại trên da mà còn nhiều bệnh lý hệ luỵ sau đó.

=> Khái niệm dưỡng ẩm quen thuộc nhất chính là để tránh mất nước cho da (TEWL) bằng các chất khóa ẩm (occlusives).

Nước từ sâu bên các lớp dưới của da được vận chuyển lên trên để làm mềm các tế bào sừng, cuối cùng sẽ bóc hơi mất. Vì vậy, các chất dưỡng ẩm thuần như occlusives sẽ giúp ngăn chặn sự mất nước của làn da.

Cơ bản mà nói, giải quyết câu chuyện dưỡng ẩm là làm:

+ Sửa chửa hàng rào bảo vệ da (trong đó chính là lớp màng lipid)

+ Tăng giữ nước

+ Giảm mất nước (TEWL)

Dựa trên nguyên lý hoạt động của các chất dưỡng ẩm (moisturizing substances), hiện tại sẽ có 4 nhóm chính:


Loại

Nguyên lý hoạt động

Ví dụ

Lưu ý

i. Occlusives

(chất khóa ẩm)

Giảm mất nước (TEWL)

+ phần lớn không hòa tan trong nước, khó bóc hơi

+ thuần khiết và đích thị tạo một lớp màn chắn trên da, trong thoát không được, ngoài vô không xong

Các nhóm hydrocarbons (peroleum jelly -vasaline, paraffin, mineral oil…)

Các loại sáp như beeswax sáp ong, candelilla..

Các acid béo như stearic acid, lanolin acid

Cồn béo như lanolin, cetyl alcohol, stearyl alcohol

Cholesterol

Silicones

Shea butter

Nhầy nhụa

Hơi nhớt

Cảm giác nặng mặt

Dễ gây viêm nang lông (mineral oil - folliculitis)

Dễ gây mụn (comedogenic - lanolin)

ii. Humectants

(chất cấp ẩm)

Hay còn gọi là hút ẩm, cấu trúc chứa nhiều nhóm -OH hay -NH dễ dàng tạo liên kết hydrogen với các phân tử nước

+ hút các phân tử nước có trong không khí lại cho da

+ hút các phân tử nước có sẵn trong cơ thể đem lên bề mặt da. Điều này vô tình đẩy nhanh quá trình mất nước nếu độ ẩm trong không khí thấp, nước đưa lên bề mặt da không được giữ lại, còn được biết đến với tên gọi "hút ẩm ngược". Có thể khắc phục bằng các chất khóa ẩm occlusives (i.)

Các nhân tố giữ ẩm tự nhiên NMF cũng thuộc nhóm này.

Ví dụ:

Hyaluronic acid

Glycerin

Urea

Sorbital

Alpha hydroxy acids

Mật ong, nha đam, lô hội…

Vitamin B3 niacinamide

Dễ gây kích ứng với các hoạt chất khii sử dụng ở nồng độ cao như

propylene glycol,

Urea, AHA, niacinamide…

iii. Emollients

(chất làm mềm)

Làm mềm, mướt, mượt da bằng cách "điền vào chỗ trống" nhất là ở các làn da khô giữa các mảng da bong tróc.

Khi kết hợp với các chất nhũ hoá emulsifier (công thức giữ ẩm xưa cũ) sẽ đủ đế giữ dầu và nước trên lớp sừng.

Một số emollients cũng thuộc nhóm occlusives. Apply đủ dày emollients cũng sẽ đạt hiệu quả như 1 occlusive.

Các thành phần thuộc nhóm Emollients này đồng thời cũng là cấu trúc chính được đề cập đến của các lipid gian bào với cấu trúc gồm các ceramides, cholesterol and các acid béo…

Việc thiếu hụt các thành phần này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp lớp màng lipid làm rối loạn chức năng của hàng rào bảo vệ da - giữ độ ẩm ở lại trên da mà còn nhiều bệnh lý hệ luỵ sau đó.

Cholesterol

Squalene

Fatty Acids / Fatty alcohol - Các acid béo hoặc cồn béo…có thể giúp cũng cố lớp vữa - các lipid gian bào của hàng rào bảo vệ da. Ví dụ: stearic, linoleic, linolenic, oleic, lauric, có trong dầu cọ, dầu dừa…

Ceramides - một trong những thành phần chính của các lipid gian bào, cấu tạo nên lớp vữa vững chắc của lớp sừng.

Cảm giác bôi khá trơn mướt

iv. Protein Rejuvenators (khôi phục protein)

Trẻ hoá phục hồi làn da bằng cách cung cấp các proteins thiết yếu

=> vẫn còn tranh cãi nhiều vì khó hiệu quả, vì các phân tử protein như collagen, keratin hay elastin quá lớn để qua được lớp biểu bì.

Nghiên cứu chỉ ra rằng các phân tử được microencapsulated xuống nhỏ, hoặc liposome-encapsulated để thấm vẫn thấm được. => sản phẩm nào thì chưa rõ. Như câu chuyện uống collagen vậy thôi.

Collagen

Keratin

Elastin

Khó hiệu quả

Sản phẩm dưỡng ẩm lý tưởng

Lý tưởng hay không là tùy thuộc vào da bạn. Da bạn ưa thì kiểu gì cũng là lý tưởng.

Tranh cãi hay không tranh cãi gì, dùng dưỡng ẩm là ngăn chặn khả năng tự nhiên của da hay không

1/ da mình cơ bản khác nhau dầu, khô, hỗn hợp…da bạn khô thì khả năng giữ nước tự nhiên của bạn khác xa mình da dầu

2/ môi trường độ ẩm khác nhau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến da mà khả năng tự nhiên nó phản ứng không kịp, có kịp là khô hay dầu ngay lập tức, chứ cân bằng độ ẩm mà chờ da nó hiểu và hoạt động cực khó nhé. Bạn thử 1 ngày ở Arkansas Mỹ và một ngày mùa hè Sài Gòn.

Mình hy vọng là hiểu rõ các thành phần và cách thức hoạt động của các nhóm dưỡng ẩm trên, bạn sẽ lựa chọn được cho mình dưỡng ẩm thích hợp, không phải là KEM DƯỠNG ẨM nào mà là chất nào, rồi đến kết cấu.

1/ Da dầu:

Da dầu không cần các occlusives mà cần humectants là chính.

Tìm các loại dưỡng ẩm mỏng nhẹ (light weight). Thường là dạng kem mỏng hay gel, có nền nước.

Da không thể điều tiết được dầu tức vẫn rất nhiều dầu, bạn hoàn toàn có thể bỏ bước gọi là kem dưỡng ẩm. Lúc này Serum có chưá các humectants sẽ là lựa chọn tối ưu của bạn.

Thí dụ có một thời sáng mình chỉ toàn dùng SK-II Facial Treatment Essence chứa pitera có các amino acid tương tự như NMF của da (xài vì texture và dưỡng ẩm nhẹ nhàng)

2/ Da khô: occlusives thẳng tiến nhé. Một số làn da rất khô thật sự rất ưa các protein rejuvenators. Ví như mà bạn sẽ thấy con bạn của bạn khen cái collagen kia nức nở vì kem vẫn giúp được làn da khô tróc của nó bóng khỏe. Khả năng thẩm thấu và giải quyết cái gốc thì còn nhiều tranh cãi nhưng về mặt visual thì best nhé!

Thường texture dành cho da khô sẽ nặng, dày và đặc để kem chịu khó lưu lại lên tra

3/ Da sẽ thay đổi thường xuyên. Đồng ý bạn da dầu nên tuyến dầu của bạn tăng động hơn người thường, nhưng dưỡng đúng, da vẫn có thể thành normal - thường. Thậm chí thay đổi môi trường độ ẩm không khí cũng sẽ ảnh hưởng. Nên lưu ý và thay đổi sản phẩm phù hợp.

Dĩ nhiên sẽ có một số tiêu chí bên cạnh nhất định.

1/ Dưỡng ẩm nào cũng phải có nước. Water.

2/ Không hương liệu (perfume, fragrance…),

3/ Không cồn khô (alcohol denat). Mình có thể chấp nhận cồn khô ở một số bước như đặc trị giúp tăng tính thấm của sản phẩm tốt hơn chứ không phải nằm trong kem dưỡng ẩm.

4/ Một số các chiết xuất thực vật plant extracts tạo mùi "tự nhiên" nhưng dễ gây kích ứng như peppermint, citrus, menthol, lavender…

5/ Da sẽ cần nước dù da gì nên ưu tiên các chất hút ẩm humectants

6/ Ưu tiên các emollients có khả năng tái tạo củng cố hàng rào bảo vệ da như ceramides, cholesterol, fatty acids…nhất là da dùng đặc trị nặng đô.

Hỏi: Có cần kem dưỡng ẩm không?

=> Không phải kem hay một sản phẩm dưỡng ẩm nào bắt buộc, mà tìm CHẤT có khả năng giữ ẩm hay khóa ẩm hay tái tạo mà da bạn đang cần. Routine của bạn bước nào cũng có đệm chất bạn cần rồi và da bạn đang ổn thì không cần. (hiếm nhưng có nhé)

Hỏi: để đạt độ ẩm cao, phải layer nhiều lớp dưỡng ẩm?

=> đủ chất, không cần tầng tầng lớp lớp.

Hỏi: Dưỡng ẩm có khả năng làm sáng, chống lão hóa…

=> Nếu bạn đang nói về kem dưỡng ẩm, ý là cả dạng lỏng như gel, ở bước cuối cùng mà các hãng làm trong quy triình, thì thành phần luôn giữ dưỡng ẩm lại ở lớp sừng, tính thấm bị hạn chế. Nên bạn đang chi nhiều tiền hơn cho các actives (hoạt chất có khả năng sửa chữa) trong một sản phẩm duưỡng ẩm chỉ là chiêu trò marketing mà thôi. Dĩ nhiên có là tốt, nhưng mong hiệu quả ngoài tác dụng phục hồi, sửa chữa thì không. Đó cũng là cách mà khi bôi retinol nặng đô quá người ta khuyên bạn dùng chung hay dùng sau dưỡng ẩm của bạn.

Dưỡng ẩm có ảnh hưởng quá trình sừng hóa của da? Dưỡng ẩm làm cho da làm biếng và ngưng hoạt động?

Thuyết chống dưỡng ẩm?

Không chỉ Dr. Obagi mà rất nhiều quan điểm cho rằng bôi dưỡng ẩm càng nhiều sẽ dẫn đến:

1/ da có rất nhiều tế bào cảm biến được nhiệt độ, độ ẩm, nước, nếu da cảm thấy đủ nước rồi nó sẽ ngưng điều tiết nữa và rơi vào trạng thái ngủ đông.

"Daily moisturizing, it turns out, can also make the skin dependent on lotion in a vicious cycle that's not only expensive but also harmful. "Overuse of moisturizers may make the skin lazy," - Joshua Zeichner, a dermatologist in New York City.

2/ sẽ ảnh hưởng quá trình sừng hóa của da. Theo đó, các tế bào sừng sẽ không bong theo bình thường mà tích tụ lại, chồng lên nhau như gạch chồng gạch. Sự tích lớp dày sừng này sẽ thông điệp đến lớp đáy làm gián đoạn quá trr̀nh nguyên phân sản sinh ra các tế bào sừng keratinocytes. Liên tục bôi dưỡng ẩm, các tế bào từ lớp đáy ngưng sinh sản và trưởng thành, biểu bì càng ngày càng mỏng, hàng rào bảo vệ da lỏng lẻo và da nhạy cảm hơn.

"Moisturizer provides a little bit of mortar, so it makes skin feel smooth. But it can be the wrong kind of smooth. In patting down dead skin cells, you can create a more compact layer of bricks that's harder to slough off. With continual moisturizing, you get more dead cells, even more dullness, even more rough texture, and even more slowing of the keratinocyte cycle,"

2 điểm lớn chưa đề cập trong thuyết này:

1/ Dưỡng ẩm giờ khác xa nhiều rồi, kiểu dưỡng ẩm cũ xưa khi mà chủ yếu texture toàn kem dày đặc, nào biết gel mỏng nhẹ hay tan như nước, thấm nhanh là gì. Các occlusives là chủ yếu trong dưỡng ẩm, khóa lại tất cả nhiều khi không cho nước thoát đi khi cần vì đơn giản trời nóng quá.

2/ Hãy luôn ghi nhớ da không chỉ tự hoạt động mà còn bị ảnh hưởng nhiều yếu tố, nói đơn giản ceramides trong lớp vữa đi, dần sẽ thiếu hụt vì lão hóa, vì các chất hoạt động bề mặt, hóa chất mạnh bạo hay các treatment laser, lăn kim máu me mà ta lỡ đam mê…

Vậy quy tắc cơ bản là gì? Cho da cái nó cần và một sự cân bằng cần có:

1/ tẩy da chết hợp lý để khỏi lo sừng tích tụ thường xuyên

2/ cấp ẩm cho da đúng cách bằng các thành phần tương tự của da như ceramides, urea…mà người ta hay gọi là củng cố hàng rào bảo vệ da để nó hoạt động tối ưu nhất trong việc điều tiết độ ẩm.

3/ tăng giữ nước bằng humectants - thành phần dưỡng ẩm đúng nhất, thêm vào emollients và một ít occlusives tùy da

=> tóm lại, bạn khỏi lo hén, vì dưỡng ẩm giờ cũng xịn lắm, người ta tính hết cho mình rồi, dùng sao thấy hợp là được, chứ để cái mặt khô móc meo hay cái chảo dầu bạn chịu được sao.

Hy vọng tìm hiểu kỹ cỡ này, mọi người hãy an tâm dùng dưỡng ẩm và tìm được loại dưỡng ẩm mình ưng ý nhé!

Chúc da luôn láng!

Ref.

1. Moisturizer and Barrier Repair Formulations Cosmeceuticals E-Book (Procedures in Cosmetic Dermatology) (p. 81). Elsevier Health Sciences. Kindle Edition.
2. Loden M, Maibach H, Dry Skin and Moisturizers Chemistry and Function. New York:CRC Press 1999.
3. Harding, C. Bartolone, J. Rawlings A. Effects of Natural Moisturizing Factor. In: Loden M, Maibach H, eds. Dry Skin and Moisturizers; Chemistry and Function. New York: CRC Press 1999.
4. THE ART OF SKIN HEALTH RESTORATION AND REJUVENATION THE ART OF SKIN HEALTH RESTORATION AND REJUVENATION Obagi, Zein E.. The Art of Skin Health Restoration and Rejuvenation (p. A). CRC Press. Kindle Edition.
5. Harvard Health Publishing: Moisturizer - Do They Work?
6. Jackson EM. Moisturizers: what’s in them and how do they work. Amer J Contact Dermatitis 3:162-168 (1992).