#sotaydalang #taytebaochethoahoc

📚 Sổ tay da Láng - một trong những series mới toanh xuất hiện để cho chúng mình tám đủ thứ về da dẻ.

Đâu đó sẽ là những kiến thức cũ với nhiều bạn nhưng nhân đây mình tổng hợp lại và cũng sẽ là mới với 1 số bạn. Welcome bạn đến với thế giới "nghiện dưỡng da" tụi mình và hy vọng bạn sẽ ủng hộ series này của tụi mình nhé.

Với chủ đề đầu tiên và cũng là những sản phẩm với tụi mình gần như không thể thiếu trong bất cứ quy trình dưỡng da nào. Để có thể tiếp bàn về chuyện đặc trị, chống lão hoá hay làm sao để có một làn da glow skin đáng mơ ước, thì trước tiên chúng ta phải có một làn da sạch, loại bỏ được bụi bẩn và bã nhờn ra khỏi lỗ chân lông. Khi da sạch và lỗ chân lông thông thoáng thì các lớp dưỡng da tiếp theo sẽ được hấp thụ triệt để, phát huy tác dụng tối đa và giảm thiểu tối đa sự hình thành mụn, đồng thời loại bỏ các tác nhân gây nên oxi hoá và lão hoá từ môi trường xung quanh.

Để da có thể thật sự sạch và tái tạo tốt, tất cả tín đồ skincare đều biết bước tẩy tế bào chết trong routine dưỡng da là vô cùng quan trọng phải hong nè? Những năm gần đây, "tẩy tế bào chết hoá học" đã trở thành cụm từ quá quen thuộc trong giới "Nghiện dưỡng da", nhưng chúng ta đã hiểu hết về "tẩy tế bào chết hoá học" chưa nhỉ?

Cùng chúng mình vẽ lại bức tranh tổng quan nhất về TẨY DA CHẾT HÓA HỌC với 3 phần của series [SỔ TAY NHÀ LÁNG] nhé:

#1: BẠN CÓ HIỂU RÕ VỀ TẨY TẾ BÀO CHẾT HOÁ HỌC?

#2: AHA/BHA và NHỮNG CÂU CHUYỆN CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT.

#3: REVIEW và GỢI Ý LỰA CHỌN AHA/BHA/PHA... NÀO CHO DA CỦA BẠN.

Bây giờ thì tụi mình cùng đến với phần #1: BẠN CÓ HIỂU RÕ VỀ TẨY TẾ BÀO CHẾT HOÁ HỌC?

❓TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI TẨY TẾ BÀO CHẾT?
👉🏻 Da tự nhiên có cơ chế đào thải da chết liên tục, nhưng theo thời gian chủ yếu là do tuổi tác và tác động của môi trường nên quá trình này sẽ chậm lại và có thể dừng hoàn toàn. Từ đó dẫn đến da bị lão hóa, lỗ chân lông bị giãn nở, da khô bong tróc, xuất hiện các nếp nhăn và màu da không đồng đều.
👉🏻 Chính vì thế, tẩy da chết là một điều cần thiết cho tất cả các loại da, thậm chí là da nhạy cảm.
Tẩy da chết là việc loại bỏ các tế bào da đã chết, keratin hóa trên bề mặt giúp da khỏe mạnh. Thường xuyên tẩy da chết có thể làm giảm sự xuất hiện của mụn, nếp nhăn, giải phóng lỗ chân lông bị bí tắc, giảm sự tăng sắc tố, quầng thâm ở mắt và giảm lượng dầu thừa. Đây là một phần quan trọng của chu trình chăm sóc da khoa học và chuyên nghiệp.

👉🏻 Tẩy tế bào chết hóa học là một thuật ngữ bao gồm việc sử dụng nhiều dạng tẩy da chết bằng các acid alpha hydroxyl (như acid glycolic), các acid beta hydroxyl (như acid salicylic) hoặc các enzyme (bromelain và papain). Hình thức tẩy tế bào chết này bao gồm các sản phẩm hóa học hòa tan làm đứt gãy các liên kết của tế bào sừng đã chết với nhau. Loại này thâm nhập vào các lớp trên da để loại bỏ hoàn toàn các tế bào chết thay vì tác động chà xát trên bề mặt như tẩy tế bào chết vật lý (dạng hạt, dạng gel..).

📍 AHAs là nhóm acid hydroxy hòa tan trong nước nên hoạt động ở lớp tế bào sừng, có tác dụng tốt trong việc làm mờ thâm, nám, làm sáng da. Được sử dụng và biết đến nhiều nhất là acid glycolic do nó có kích thước phân tử nhỏ, có thể xâm nhập vào da dễ dàng, sâu nên khả năng sinh khả dụng lớn, ảnh hưởng sâu vào trong da hơn các loại AHA khác. Acid glycolic, acid lactic, acid citric… đều là các AHA có thể dùng trong tẩy tế bào chết, tác động đến da làm tăng sinh collagen, tăng sinh tế bào, loại bỏ những tế bào chết, già cõi khô ráp, xỉn màu,da tổn thương do ánh nắng mặt trời, da có kết cấu ko đồng đều.
AHA không độc với cơ quan sinh sản hay với sự sinh trưởng, an toàn khi có thai.

📍 BHA là nhóm acid hydroxy hòa tan trong dầu do đó có thể giải quyết các vấn đề về lỗ chân lông, da nhờn dễ bị mụn trứng cá. Hoạt động bằng cách làm sạch sâu các lỗ chân lông, loại bỏ lượng dầu thừa, bụi bẩn cùng lượng da chết do đó giúp giảm hình thành mụn. Ngoài ra do có nguồn gốc từ acetyl salicylic acid nên có khả năng kháng viêm.
Tác dụng kháng khuẩn của SA đã được chứng minh nhiều năm về trước. SA tác động đến quá trình phiên mã, làm giảm sản xuất các nhân tố độc lực như fibrinogen, fibronectin và α-hemolysin cần thiết cho quá trình nhân đôi của vi sinh vật trong vật chủ.
Tuy nhiên cũng lưu ý thêm là vì lo ngại khả năng ngộ độc của BHA mà nồng độ BHA bị giới hạn ở 2-4% thêm nữa một số công thức "không cồn", nhiều dưỡng dịu nhẹ lại khiến BHA hoạt động kém, dễ gây viêm nhất là đối với da mụn.
Trái ngược với chuyện làm da nhạy cảm hơn với ánh nắng, một số nghiên cứu còn chỉ ra tác dụng bảo vệ da khỏi tia UV của BHA.
Cho tới hiện tại không có nghiên cứu nào ghi nhận việc bôi ngoài SA ảnh hưởng đến thai kỳ. Tuy nhiên ở nồng độ cao, lo ngại về việc ngộ độc và thấm qua da nên được khuyên không sử dụng khi có thai.


*Việc phân biệt AHA hay BHA phụ thuộc vào vị trí nhóm –OH gắn vào carbon ở vị trí α hay β của nhóm –COOH. Nhóm –OH trong AHA và BHA là trung tính và chỉ nhóm –COOH thể hiện tính acid. Một số BHA cũng được xem là AHA vì có nhóm OH gắn vào cả vị trí α và β.
Salicylic acid thật ra không phải là BHA vì gồm 1 gốc hydroxy và 1 gốc carboxy gắn vào vòng thơm benzen thay vì cấu tạo mạch thẳng như cấu trúc đơn thuần của BHA và cả 2 nhóm đều mang tính acid. SA từ nghìn năm về trước đã được ứng dụng để làm đẹp cho tới hiện nay, dù có thể tổng hợp nhân tạo nhưng nhiều hãng mỹ phẩm vẫn ứng dụng chiết xuất tự nhiên từ cây liễu (willow bark), gỗ phong vàng (sweet birch) và cây lộc đề xanh (wintergreen). Ngày Klingman giới thiệu Salicylic với tên BHA được cho là vì số chiêu marketing vì sự phổ biến của AHA và BHA trước đó, tuy nhiên, sự khác biệt về cấu trúc của SA và BHA quá nhỏ trong khi tác dụng lại khá tương tự nhau nên từ đó chuyện đánh đồng 2 thành phần là bình thường.
Cơ mà bạn không phải quan tâm mấy về cấu trúc hóa học làm gì, cái quan trọng là tính chất của từng acid cho da, mà tính chất này cũng không phụ thuộc vào vị trí của nhóm -OH ở đâu làm gì đâu.

📍 PHA là lứa đàn em "ít tuổi" nhất trong nhà, với cấu trúc to bự, mang nhiều gốc hydroxy ưa nước, hoạt động như một chất tạo ẩm và ít kích ứng nhất trong các Hydroxy acids.
📍 Gluconolactone được xem như AHA thế hệ 2 trong khi các bionic acid (Lactobionic acid và Maltobionic acid) là thế hệ 3 của nhóm này - càng dịu nhẹ, giữ nước tốt hơn và phù hợp với những làn da yếu, cực kỳ nhạy cảm, thậm chí cả da bị đỏ rosacea.
📍 PHAs cũng có những đặc tính của Benzoyl Peroxide (BP) - hoàn toàn có thể thay thế BP để bôi và dùng lâu dài.

📍 BHA là thành phần ưu việt trong đều trị mụn và cải thiện lỗ chân lông
📍 Khác với SA, LHA là "con ruột" chính hiệu của nhà BHA - gồm 1 chuỗi 8 carbon gắn với vòng benzen thơm - điều này khiến LHA thẩm thấu chậm hơn bù lại cũng ít kích ứng hơn.
📍 Cấu trúc LHA cho phép điều chỉnh các glycoproteins cấu tạo màng tế bào mà không bị ảnh hưởng đến màng corneocyte - giúp LHA có khả năng kích thích sự bong tróc vảy của từng bó sừng.
📍 LHA còn được cho là có khả năng tương tự như Tretinoin trong việc tái tạo các tế bào. Cụ thể 1 nghiên cứu cho thấy 1,5% LHA giúp tăng đáng kể tốc độ thay mới tế bào so với SA 5%, phần nhỉnh hơn vẫn thuộc về 0.025% tretinoin.

*Các nghiên cứu liên quan LHA hiện nay đa số đều thực hiện bởi L'oreal (tập đoàn trực thuộc của La Roche Posay và Skinceuticals) và L'oreal cũng là brand duy nhất dùng LHA.

🖐🏻 Mọi người cũng nhớ comment ở dưới cho Láng biết bạn đang dùng những sản phẩm nào để tẩy tế bào chết nhé và ưu - nhược điểm mỗi sản phẩm ra sao nhé ❤️

🌈 Láng hi vọng series này sẽ trở thành nơi tám tít của chúng mình chứ không chỉ có Láng luyên thuyên "lý thuyết suông". Vì skincare là trải nghiệm và cảm nhận của mỗi cá nhân màa 😉 #sharingiscaring.