Khi mang thai, toàn bộ thế giới của người phụ nữ mama-to-be thay đổi, trong đó bao gồm cả quy trình chăm sóc da. Thấu hiểu được nỗi lo của những bà mẹ đã - đang hoặc sắp thành mẹ bỉm sữa. Khi dùng bất cứ sản phẩm nào kể cả đường bôi hay đường uống đều lo lắng liệu có ảnh hưởng đến em bé hay không, mặt khác phụ nữ ai cũng muốn đẹp trong bất cứ hoàn cảnh nào, đặc biệt là giai đoạn mang tính quan trọng nhất của cuộc đời này nên Láng tay ngay vào việc dành riêng một chuỗi trong Sổ tay da láng cho mẹ bầu cùng nghiền ngẫm và tham khảo để mẹ xinh mà bé vẫn khoẻ mạnh an toàn nè ^^.

PHÂN LOẠI SỰ THAY ĐỔI CỦA LÀN DA TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI

👉 Các tình trạng da phổ biến khi mang thai thường có thể được chia thành ba loại:

1. Liên quan đến sự thay đổi hormone. Sự thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai có thể gây ra các tình trạng lành tính trên da bao gồm các vết rạn da; tăng sắc tố (ví dụ: nám da); mụn và những thay đổi về tóc, móng hay mạch máu.

️2. Liên quan đến các dấu hiệu có từ trước. Các tình trạng da sẵn có (ví dụ: viêm da dị ứng, bệnh vẩy nến, nhiễm nấm, khối u trên da) có thể thay đổi trong thời kỳ mang thai.

️3. Liên quan đến các dấu hiệu đặc hiệu khi mang thai. Các tình trạng da cụ thể khi mang thai bao gồm sẩn và mảng sẩn ngứa khi mang thai, ngứa khi mang thai, ứ mật trong gan của thai kỳ, pemphigoid thai nghén, chốc lở và viêm nang lông ngứa khi mang thai. Các sẩn và mảng sẩn ngứa khi mang thai là những chứng thường gặp nhất trong số những rối loạn này.

📌 Hầu hết các tình trạng da đều tự khỏi sau khi sinh và chỉ cần điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, có những phương pháp điều trị cụ thể cho một số tình trạng (ví dụ: nám da, ứ mật trong gan của thai kỳ, chốc lở, viêm nang lông ngứa khi mang thai). Theo dõi trước sinh được khuyến cáo cho những bệnh nhân bị ứ mật trong gan của thai kỳ, bệnh chốc lở, và pemphigoid thai nghén [1].

Ở series này Láng sẽ chỉ tập trung viết về những topic như tăng sắc tố da hoặc mụn trong thai kỳ - những triệu chứng có thể điều trị được bằng đường bôi ngoài với những hoạt chất lành tính nhất.

TOP NHỮNG THÀNH PHẦN TRONG SKINCARE PHẢI TRÁNH KHI MANG THAI ❌

✍ Một điều mà hầu như tất cả các tài liệu liên quan đến chủ đề skincare trong giai đoạn mang thai đều nhấn mạnh rõ từ đầu rằng: Dữ liệu nghiên cứu trên phụ nữ có thai cực kì hạn chế, chưa có nhiều bằng chứng lâm sàng trên người mà chủ yếu là thí nghiệm trên động vật hoặc một số ít trường hợp cụ thể ảnh hưởng tới thai nhi được ghi nhận lại mà thôi.

✍ Trong quá trình mang thai, sự thay đổi chủ yếu từ hocmon có thể dẫn đến các biểu hiện bên ngoài da không mong muốn, đôi khi tự hết đi sau khi sinh. Nên một số biện pháp có thể chờ sau khi sinh rồi dùng. Nếu có nghi ngờ về tính an toàn, thì tốt nhất là mẹ bầu không nên dùng. Cân nhắc giữa lợi và hại khi sử dụng.

✍ An toàn nhất là bắt đầu ở nồng độ thấp để hạn chế các tác dụng không mong muốn.

✍ Makeup nhìn chung là an toàn sử dụng cho mẹ bầu (trừ thuỷ ngân và chì). Bài viết sẽ tập trung chủ yếu vào các dạng bôi ngoài da khi có thai.

TOP NHỮNG THÀNH PHẦN TRONG SKINCARE PHẢI TRÁNH KHI MANG THAI ❌

❌ Retinoids (Nhóm các dẫn xuất của Vitamin A)
Retinoids là tên gọi chung của nhóm các dẫn xuất của Vitamin A trong đó có thể kể đến 2 dạng “có tiếng” nhất trên thị trường skincare là: Retinol và Tretinoin. Ngoài ra còn có một số phái sinh khác: Retinyl Ester (Retinyl Palmitate/ Oleate/ Stearate…), Retinylaldehyde (Retinal)...

Mặc dù đem lại nhiều công dụng tuyệt vời của Vitamin A cho cơ thể nói chung hay Retinoids cho sức khoẻ làn da nói riêng thế nhưng Retinoids được khuyến cáo KHÔNG NÊN SỬ DỤNG TRONG THỜI KÌ MANG THAI vì:

✗ Lượng sản phẩm Retinoids hấp thụ qua da được ghi nhận là rất thấp, tuy nhiên có 4 trường hợp dị tật bẩm sinh được công bố trong y văn liên quan đến việc sử dụng Tretinoin đường dùng tại chỗ [2]

✗ Trong khi đó, Isotretinoin đường uống được ghi nhận gây ra 20 đến 35% nguy cơ mắc các khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng, với tới 60% trẻ em có vấn đề về nhận thức thần kinh khi tiếp xúc [3]

👉 Do đó, khuyến cáo cho phụ nữ trong độ tuổi sinh nở nếu phải sử dụng Isotretinoin để điều trị nên [4]:
- Sử dụng 2 biện pháp tránh thai
- Thường xuyên được thăm khám và tuân thủ điều trị bởi bác sĩ
- Ngưng sử dụng đường uống ít nhất 1-2 tháng trước khi có ý định mang thai

📌 Tuy nhiên cũng đừng quá lo lắng, vì nếu bạn đang dùng các phái sinh như retinol, retinol ester, retinal thì thấm vào da còn khó, rồi còn chờ việc chuyển hóa thành retinoic acid, việc ngấm vào máu hay ảnh hưởng thai nhi là chưa có ghi nhận nào với các phái sinh này. Nên nếu đột ngột phát hiện có thai và vẫn đang sử dụng, bạn làm các sàng lọc, xét nghiệm và khỏe mạnh, tâm lý vững vàng hãy cứ an tâm sử dụng nhé. Còn có nghi ngờ hãy cứ không sử dụng cho an toàn 100% nhé.

❌ Salicylic acid nồng độ cao
Salicylic acid (BHA) là một thành phần hiệu quả trong việc điều trị mụn và được sử dụng khá rộng rãi hiện nay, thế nhưng:

✗ Một nghiên cứu năm 2013 đã kết luận rằng các sản phẩm cung cấp một lượng axit salicylic cao - chẳng hạn như sản phẩm lột da (chemical peel nồng độ cao) và thuốc uống nên tránh trong khi mang thai [6]

✗ Tuy nhiên, trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) báo cáo rằng các sản phẩm OTC có chứa Salicylic acid đường dùng ngoài da an toàn cho phụ nữ có thai [7]. Vậy nên những nồng độ từ 2% trở xuống thì vẫn có thể yên tâm sử dụng nha.

❌ Hydroquinone:
Hydroquinone được sử dụng trên lâm sàng như một chất làm giảm sắc tố da tại chỗ cho các tình trạng như nám và sạm da, và nó được sử dụng trong mỹ phẩm như một chất làm trắng da. Thế nhưng vì nhiều tác dụng không mong muốn mang lại khi sử dụng sai cách mà hiện này cả 2% hay 4% đều đã không còn được bán OTC tại thị trường Mỹ nữa. Còn đối với phụ nữ có thai thì:

✗ Một nghiên cứu duy nhất đã được công bố liên quan đến việc sử dụng hydroquinone trong thai kỳ mà không làm tăng các tác dụng phụ; tuy nhiên, cỡ mẫu phụ nữ mang thai còn nhỏ [8]

✗ Tuy nhiên, người ta ước tính rằng 35% đến 45% được hấp thu toàn thân sau khi sử dụng tại chỗ ở người [9]. Do sự hấp thụ đáng kể của HQ so với các sản phẩm khác nên tốt nhất là giảm thiểu tiếp xúc cho đến khi các nghiên cứu sâu hơn có thể xác nhận độ an toàn

📌 Một câu hỏi Láng cũng thường đường nhận vậy liệu rằng Alpha-Arbutin, một chất làm sáng thay thế HQ trong nhiều quy trình dưỡng da hiện này liệu có an toàn? Hiện nay, Alpha-Arbutin chưa có nghiên cứu nào ghi nhận ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả thai phụ và em bé trong thai kì, tuy nhiên, vì cũng có đôi chút họ hàng gốc gác với HQ nên tốt nhất vẫn nên giảm thiểu tiếp xúc cho đến khi có nhiều nghiên cứu sâu hơn, cỡ mẫu lớn hơn mới xác nhận được độ an toàn.

❌ Oxybenzone và Kem chống nắng hoá học:
Oxybenzone và các dẫn xuất của nó là bộ lọc tia cực tím (UV) được sử dụng thường xuyên nhất trong kem chống nắng. Nó đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc bảo vệ da, nhưng những tác động có hại đến sức khỏe và môi trường của oxybenzone đang đưa nó vào thế bất lợi hơn, vì:

✗ Oxybenzone là một chất hóa học gây rối loạn nội tiết được biết đến, mối quan tâm khi sử dụng trong thai kỳ là nó có thể làm rối loạn nội tiết tố và gây tổn thương vĩnh viễn cho mẹ và con.

✗ Một nghiên cứu trên động vật năm 2018 kết luận rằng việc tiếp xúc với oxybenzone trong thời kỳ mang thai ở mức độ mà con người thường sử dụng đã tạo ra những thay đổi vĩnh viễn đối với các tuyến vú và quá trình tiết sữa [10]

✗ Các nghiên cứu khác trên động vật đã liên kết hóa chất này với tổn thương thai nhi vĩnh viễn, có thể liên quan đến việc phát triển các tình trạng thần kinh ở tuổi trưởng thành, chẳng hạn như bệnh Alzheimer [11]

🤰 VẬY BẦU BÌ NÊN DÙNG GÌ? - DA MỤN

Không dùng cái này thì mình dùng cái khác thay thế, không ai có thể tước đi quyền làm đẹp của phụ nữ được cả ^^ Láng sẽ chia theo từng tình trạng da để các mẹ dễ dàng đưa ra lựa chọn hơn.

Da mụn có thể lựa chọn 1 trong 4 chất sau hoặc kết hợp tuỳ từng tình trạng da cụ thể (theo khuyến cáo của ACOG) [5] [6] [7]:

✨ Alpha Hydroxy Acid (AHAs)✨ gồm các acid như Glycolic acid, Mandelic acid, Citric acid, Lactic acid…): cũng như BHA, chưa có nhiều nghiên cứu về sử dụng AHA trong thai kỳ, tuy nhiên tỉ lệ hấp thu AHA thực sự rất thấp nên các sản phẩm dùng ngoài, tự sử dụng tại nhà ở nồng độ thấp là hoàn toàn có thể yên tâm

✨Salicylic acid (BHA) nồng độ thấp✨ dùng tại chỗ: Tương tự như AHA, BHA nồng độ thấp từ 2% trở xuống vẫn có thể được sử dụng cho các tình trạng mụn vì khả năng tiêu sừng, giảm viêm, làm sạch sâu đáng kể của nó là không thể nào phủ nhận

✨Azelaic Acid✨: Axit azelaic đường dùng tại chỗ được coi là an toàn để sử dụng trong thời kỳ mang thai và có nghiên cứu tốt cho thấy nó có thể cải thiện sự đổi màu da nâu đồng thời giúp chữa mụn và da dễ bị bệnh rosacea

✨Benzoyl Peroxide✨ dùng tại chỗ: Vi khuẩn gây mụn chỉ có thể sống trong môi trường không có oxy. Benzoyl peroxide sử dụng oxy để tiêu diệt những vi khuẩn này. Do cơ thể bạn hấp thụ rất ít BP, chỉ tầm khoảng 5% lượng BP bôi ngoài thấm vào da, nên BP gần như an toàn sử dụng khi có thai. Không có vấn đề với việc sử dụng trong thời kỳ mang thai đã được báo cáo.

✨Kháng sinh bôi ngoài erythromycin / clindamycin✨: Thuốc kháng sinh tại chỗ từ lâu đã được sử dụng để điều trị mụn viêm; erythromycin và clindamycin là 2 thuốc thường được kê đơn nhất. Sử dụng erythromycin tại chỗ trong thời gian ngắn và clindamycin là an toàn trong thời kỳ mang thai. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu trên người mang thai cho việc sử dụng mãn tính 2 thuốc kháng sinh này.

🤰 VẬY BẦU BÌ NÊN DÙNG GÌ? - Da tăng sắc tố (thâm mụn, tăng sắc tố sau viêm, nám,...)

Riêng với nám da khó điều trị hơn trong thời kỳ mang thai do sự phát triển của nám trong thời kỳ mang thai đến chủ yếu từ việc thay đổi hocmon. Vì lý do này, việc điều trị nám thường được trì hoãn cho đến sau khi sinh. Hơn nữa, việc điều trị có thể không cần thiết vì sau sinh nhiều khi da đã có thể cải thiện đáng kể.[15]

✨Alpha Hydroxy Acid (AHAs)✨ với tác dụng tẩy tế bào chết nhẹ nhàng trên bề mặt da, cải thiện nền da, tác dụng làm sáng và đều màu da nhẹ nhàng

✨Azelaic Acid ✨có nghiên cứu tốt cho thấy nó có thể cải thiện sự đổi màu da nâu, thậm chí là hiệu quả vượt trội hơn HQ 2% trong điều trị nám bằng cách ức chế enzyme tyrosinase, ngăn chặn quá trình tổng hợp melanin và được cho là an toàn khi mang thai [13] [2] [12]

✨Kojic Acid✨ được sử dụng với các nồng độ khác nhau, từ 0,1% đến 4% mang lại đặc tính làm sáng da.Một nghiên cứu được công bố vào năm 2010, sử dụng kojic acid ở nồng độ 1–4%, không cho thấy dấu hiệu nhiễm độc cho mẹ hoặc dị tật phát triển của thai nhi. Một tác dụng phụ có thể xảy ra là viêm da tiếp xúc [12] [16]

Các sản phẩm làm sáng khác cũng đã được chứng minh an toàn như ✨Niacinamide 5% trở lên hoặc những dẫn xuất của Vitamin C✨. [12]

✨Tranaxemic acid✨ một trong những hoạt chất làm sáng da đầy hứa hẹn, ở nồng độ 5% cho kết quả khả quan trên nám má và ít kích ứng hơn khi so sánh với HQ 2% [17] Dù Tranaxemic Acid ở đường uống (được sử dụng để ngăn chặn phân huỷ sợi huyết filbrin do ức chế plasmin và được ứng dụng làm chất cầm máu, ngăn ngừa chảy máu) có nghiên cứu an toàn trong thời kỳ mang thai và sau sinh [18] Tuy nhiên tài liệu về dùng acid tranexamic cho người mang thai dù đường uống hay bôi có rất ít, do đó lời khuyên chung luôn chỉ dùng thuốc trong thời kỳ mang thai khi lợi ích lớn vượt nguy cơ thuốc có thể gây ra.


🤰 VẬY BẦU BÌ NÊN DÙNG GÌ? - Chống lão hoá và bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV:

✓ Các sản phẩm chống lão hóa với Vitamin C, Niacinamide, Axit hyaluronic và Peptide thường được coi là an toàn để sử dụng trong thời kỳ mang thai - không có nghiên cứu nào chứng minh chúng là vấn đề khi sử dụng tại chỗ [12]

✓Có hai thành phần chống nắng mà FDA đã xác định là an toàn cho tất cả mọi người sử dụng: zinc oxide và titanium dioxide. Chúng là các khoáng chất tự nhiên có tác dụng ngăn chặn các tia có hại của mặt trời đến làn da của bạn. Vậy nên kem chống nắng vật lý là lựa chọn an toàn nhất cho mẹ bỉm trong giai đoạn này [14]

✓ Một số các hoạt chất mới chống oxy hóa, kháng viêm, bảo vệ tế bào gần như không có đủ nghiên cứu để khẳng định tính an toàn dù ghi nhận về tác dụng phụ chưa có. Tùy bạn cân nhắc có nên sử dụng không nhé. Ví dụ: các polyphenols như resveratrol, các enzym sữa chữa DNA như photolyase...


🤰 VẬY BẦU BÌ NÊN DÙNG GÌ?- LỰA CHỌN KEM CHỐNG NẮNG CHO MẸ BẦU

Tại sao Láng lại viết một mục riêng cho Kem chống nắng thay vì những sản phẩm khác?

🤰 Viện Da liễu Hoa Kỳ rất rõ ràng rằng kem chống nắng là cần thiết để bảo vệ làn da của bạn khỏi bỏng, lão hóa sớm và tất cả các loại ung thư da.

🤰 Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ cũng khuyến khích phụ nữ mang thai tiếp tục sử dụng kem chống nắng, vì nó có thể giúp giảm các đốm đen trên da được gọi là nám.

Về vấn đề của Kem chống nắng hóa học các bà mẹ lo ngại là vì có nghiên cứu cho rằng các hoạt chất chống nắng ngấm vào máu. Tuy nhiên đây chỉ là một nghiên cứu pilot, nhỏ, cách thức trong bài nghiên cứu còn nhiều vấn đề tranh cãi như lượng chống nắng bôi lên da là vô lý. AAD của Mỹ đã khẳng định cần thêm nhiều nghiên cứu khác để có thể đưa ra kết luận. FDA cho rằng các thành phần chống nắng hóa học không được xem là an toàn, nhưng cũng chưa chắc là chúng gây bất cứ ảnh hưởng nghiêm trọng nào [19] [20] [21]

✨Sử dụng dạng bôi không phải dạng xịt.✨ The International Agency for Research on Carcinogens đã phân loại titanium dioxide là "chất có thể gây ung thư" khi hít phải ở liều lượng cao.[22]

Bạn đã hy sinh rất nhiều vì lợi ích của con mình nhưng việc bảo vệ làn da của bạn khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời không nhất thiết phải là một trong số đó.

Điểm mấu chốt cần làm rõ là CÓ những lựa chọn kem chống nắng hoàn toàn an toàn để sử dụng khi mang thai để mẹ bỉm yên tâm sử dụng.

📌 Nguyên tắc lựa chọn KCN cần nằm lòng cho mẹ bỉm:

✨ Chọn các sản phẩm chỉ sử dụng khoáng chất (oxit kẽm và titanium dioxide) làm thành phần hoạt tính. ✨

✨ Sử dụng dạng bôi, không phải dạng xịt ✨

✨ Kết cấu được đánh giá cao bởi những người dùng trước ✨

✨ Phạm vi bao phủ phổ rộng (bảo vệ khỏi tia UVA và UVB) ✨

✨ Có SPF 30 trở lên ✨

👉 Một số sản phẩm gợi ý cho các mẹ:

▪️Paula’s Choice Resist Super - Light Daily Wrinkle Defence Spf 30

https://olangvien.com/products/pc-resist-super-light-daily-wrinkle-defence-spf-30

▪️Elta MD UV Physical Broad-Spectrum SPF 41

https://olangvien.com/products/eltamd-uv-physical-broad-spectrum-spf-41

▪️Drunk Elephant Umbra Tinte Physical Daily Defense Broad Spectrum Sunscreen SPF 30

▪️ZO Skin Health Sunscreen Primer SPF30

https://olangvien.com/products/sunscreen-primer-broad-spectrum-spf-30

▪️ZO Skin Health Broad Spectrum SPF 50

https://olangvien.com/products/broad-spectrum-sunscreen-spf-50

▪️SkinCeuticals Physical Fusion UV Defense SPF 50

▪️SkinCeuticals Sheer Physical UV Defense SPF 50

-----------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tunzi M, Gray GR. Common skin conditions during pregnancy. Am Fam Physician. 2007 Jan 15;75(2):211-8. PMID: 17263216.
[2] Bozzo P, Chua-Gocheco A, Einarson A. Safety of skin care products during pregnancy. Can Fam Physician. 2011;57(6):665-667.
[3] Choi JS, Koren G, Nulman I. Pregnancy and isotretinoin therapy. CMAJ. 2013;185(5):411-413. doi:10.1503/cmaj.120729
[4] Healthline, Parenthood. Your Guide to a Pregnancy-Safe Skin Care Routine. Accessed May 26, 2021
https://www.healthline.com/…/preg…/pregnancy-safe-skin-care…
[5] Chien AL, Qi J, et al. Treatment of acne in pregnancy. J Am Board Fam Med. 2016;29(2):254-62.
[6] Bayerl C. [Acne therapy in pregnancy]. Der Hautarzt; Zeitschrift fur Dermatologie, Venerologie, und Verwandte Gebiete. 2013 Apr;64(4):269-273. DOI: 10.1007/s00105-012-2456-2.
[7] American College of Obstetricians and Gynecologists (ACOG). FAQs, Skin Conditions During Pregnancy. Accessed May 26, 2021
https://www.acog.org/…/fa…/skin-conditions-during-pregnancy…
[8] Mahé A, Perret JL, Ly F, Fall F, Rault JP, Dumont A. The cosmetic use of skin-lightening products during pregnancy in Dakar, Senegal: a common and potentially hazardous practice. Trans R Soc Trop Med Hyg. 2007;101(2):183–7. Epub 2006 Oct 4.
[9] Wester RC, Melendres J, Hui X, Cox R, Serranzana S, Zhai H, et al. Human in vivo and in vitro hydroquinone topical bioavailability, metabolism, and disposition. J Toxicol Environ Health A. 1998;54(4):301–17.
[10] Charlotte D LaPlante, Ruby Bansal, Karen A Dunphy, D Joseph Jerry, Laura N Vandenberg, Oxybenzone Alters Mammary Gland Morphology in Mice Exposed During Pregnancy and Lactation, Journal of the Endocrine Society, Volume 2, Issue 8, August 2018, Pages 903–921
[11] Wnuk, A., Rzemieniec, J., Staroń, J. et al. Prenatal Exposure to Benzophenone-3 Impairs Autophagy, Disrupts RXRs/PPARγ Signaling, and Alters Epigenetic and Post-Translational Statuses in Brain Neurons. Mol Neurobiol 56, 4820–4837 (2019)
[12] Azulay-Abulafia L., de Oliveira Vieira E. (2017) Cosmetic Approach During Pregnancy. In: Issa M., Tamura B. (eds) Daily Routine in Cosmetic Dermatology. Clinical Approaches and Procedures in Cosmetic Dermatology, vol 1. Springer, Cham.
[13] Verallo-Rowell, V. M., Verallo, V., Graupe, K., Lopez-Villafuerte, L., & Garcia-Lopez, M. (1989). Double-blind comparison of azelaic acid and hydroquinone in the treatment of melasma. Acta dermato-venereologica. Supplementum, 143, 58-61.
[14] FDA. FDA advances new proposed regulation to make sure that sunscreens are safe and effective.
https://www.fda.gov/…/fda-advances-new-proposed-regulation-…
[15] Bandyopadhyay D. Topical treatment of melasma. Indian J Dermatol. 2009;54(4):303-309. doi:10.4103/0019-5154.57602
[16] Burnett CL, Bergfeld WF MD, FACP, Belsito DV MD, Hill RA PhD, Klaassen CD PhD, Liebler DC PhD, Marks Jr JG MD, Shank RC PhD, Slaga TJ PhD, Snyder PW DVM, PhD, Andersen FA PhD, Burnett CL, Bergfeld WF, Belsito DV, et al. Final report of the safety assessment of kojic acid as used in cosmetics. Int J Toxicol. 2010;29:244S–73
[17] Atefi N, Dalvand B, Ghassemi M, Mehran G, Heydarian A. Therapeutic Effects of Topical Tranexamic Acid in Comparison with Hydroquinone in Treatment of Women with Melasma. Dermatol Ther (Heidelb). 2017;7(3):417-424. doi:10.1007/s13555-017-0195-0
[18] Peitsidis P, Kadir RA. Antifibrinolytic therapy with tranexamic acid in pregnancy and postpartum. 2011. In: Database of Abstracts of Reviews of Effects (DARE): Quality-assessed Reviews [Internet]. York (UK): Centre for Reviews and Dissemination (UK); 1995
[19] Science Media Centre.Expert reaction to study looking at sunscreen ingredients and bloodstream concentrations |
https://www.sciencemediacentre.org/expert-reaction-to-study…
[20] AAD.American Academy of Dermatology comments on recent study on absorption of sunscreen ingredients (aad.org)
[21] WEBMD. FDA Sunscreen Report Raises Concern Over Chemicals
https://www.webmd.com/…/fda-skin-absorbs-dangerous-sunscree…
[22] TDMA. Can titanium dioxide cause cancer?
https://tdma.info/can-titanium-dioxide-cause-cancer/