Một trong các câu hỏi Láng được các bạn hỏi nhiều nhất là trình tự sử dụng các bước dưỡng da thế nào, nhất là khi các bạn có dùng các sản phẩm phụ thuộc nhiều vào độ pH (Vitamin C, BHA, AHA...). Thật ra thứ tử sử dụng các bước dưỡng da nói dễ không dễ, mà khó của không khó, nên Láng quyết định sẽ tổng hợp tất cả mọi thứ vào bài viết này, lại là 1 vấn đề khá dài, hy vọng các bạn chịu khó nhé.

Có những quy tắc sẽ áp dụng gần như 90% các quy trình dưỡng da, nhưng thật sự mà nói, với các bạn yêu thích skincare hoặc những bạn cần phải sử dụng, một khi thêm một vài đặc trị vào, thì chuyện tình phức tạp hơn nhiều.


Trong bài viết này:

  1. Ba Quy tắc cơ bản trong thứ tự sử dụng skincare

Quy tắc 1: Luôn giữ thứ tự cơ bản

Quy tắc 2: Quy tắc apply LỎNG TRƯỚC, ĐẶC SAU

Quy tắc 3: Quy tắc apply các sản phẩm “Actives”

Làm thế nào để thêm các sản phẩm “ACTIVES” - Treatment và các sản phẩm được cho là phụ thuộc độ pH (BHA, AHA, Vitamin C...) - vào quy trình dưỡng da của bạn


  1. Tóm lại;)) (ấy các bạn đọc mục này cho nhanh nè)


  1. Quy trình dưỡng da hiện nay của Láng


  1. BA QUY TẮC CƠ BẢN TRONG THỨ TỰ SỬ DỤNG SKINCARE

Quy tắc 1: Luôn giữ THỨ TỰ CƠ BẢN sau


  1. Cleansers / Làm sạch (bao gồm tẩy trang, double cleansing, rửa mặt bằng các loại wipes (khăn giấy ướt) hay dụng cụ rửa mặt (máy rửa mặt, bông rửa mặt...)
  2. Toners (toner làm sạch)
  3. Actives (Nếu có)
  4. Serum
  5. Moisturizers - Oil / Dưỡng ẩm - Dầu dưỡng ẩm
  6. Eye Cream - Lip moisturizers / kem mắt - dưỡng môi
  7. Sunscreen / Chống nắng


Quy tắc 2: Quy tắc apply LỎNG TRƯỚC, ĐẶC SAU

Quy tắc này áp dụng gần như 90% trình tự dưỡng da của bạn. Ngay cả khi bạn không biết dùng thế nào thì cứ thế mà tới, lỏng trước, đặc sau, có lý mà đúng ko ^^ đơn giản vì các sản phẩm dày đặc mà dùng trước thì các sản phẩm lỏng mỏng không thể thấm sau đó được.


*** Lưu ý riêng về dưỡng ẩm:

Dưỡng ẩm nên là bước cuối cùng (trước chống nắng). Trong các sản phẩm dưỡng ẩm của bạn, một số sản phẩm chuyên dưỡng ẩm sẽ có thành phần thuộc nhóm “occlusive agents” (từ mỏng đến dày có silicone, jojoba oil, petrolatum, mineral, lanolin, shea butter) là các thành phần khóa ẩm, ngăn không cho nước bóc hơi khỏi da. Các thành phần này tốt vì có thể khóa ẩm được cho da của bạn. Tuy nhiên, nó sẽ tạo một lớp màn bảo vệ làm các sản phẩm sau nó rất khó thấm vào da. An tâm là chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết các sản phẩm này vì đa số là nó ở dạng kem dày, đặc.

Với các sản phẩm có khả năng cấp nước, dưỡng ẩm này (hydrating/moisturizing), bạn cứ theo quy tắc này. Nếu với các bạn dưỡng theo Âu/Mỹ, sẽ rất dễ dàng, nhưng với các bạn dùng thêm dưỡng của Châu Á sẽ hơi phức tạp một chút

- 'First' Essences, thí dụ như Missha First Treatment Essence hay Mizon Skin Power Original First Essence, hay bất cứ sản phẩm nào mà được nói là dùng đầu tiên sau khi rửa mặt, hãy apply theo quy tắc lỏng trước đặc sau.

- Hydrating Toners, một số toner (theo cách châu Á chúng ta gọi) thực tế không phải là toner làm sạch, mà thuộc về dạng dưỡng, cấp nước cho da như Hada Labo Gokujyun, Holika Holika Don't Worry Bee Care Calendula Toner,Skinfood Gold Kiwi Toner, sẽ apply sau First essence / sau toner làm sạch và cứ theo quy tăc lỏng trước đặc sau (trường hợp bạn muốn dùng 2 toner dưỡng) và đặc biệt dùng sau các “Actives” được nói trong phần tiếp theo của bài để các sản phẩm “actives” thấm vào da và hoạt động tốt hơn.

- Serums, Essences, Ampoules, Lotions, Milks, Creams, Balms: tất cả những loại này, cứ theo quy tắc mà apply nhé. Sẽ có lúc bạn gặp 1 serum hay 1 essence có kết cấu dày hơn cả kem, bình thường lắm, nên cứ thẳng quy tắc mà làm nhé.

- Oils: Là một xu hướng dưỡng da hiện nay khi mà mọi người muốn tận dụng triệt để các ưu điểm của dùng dầu nguyên chất/ tự nhiên, dầu có thể được thêm vào quy trình dưỡng da của bạn. Ở một lượng nhỏ, dầu có thể làm da bạn bóng khỏe tư nhiên. Với các làn da khô, hoặc những vùng da khô đặc biệt, dầu có thể là sự cứu cánh tuyệt vời. Tuy nhiên, dầu chỉ có thể - hoặc mix với dưỡng ẩm - hoặc dùng sau dưỡng ẩm. Như là một quy tắc, dầu có thể thấm qua lớp dưỡng ẩm của bạn chứ không có chuyện ngược lại (nên đừng dùng dầu trước dưỡng ẩm nhé ^^) Nếu bạn để ý, trong hầu hết các dưỡng ẩm, ở cuối bảng thành phần bạn sẽ thấy luôn có dầu và ở lượng rất thấp như vậy.


=>> Tóm gọn lại, ở các bước dưỡng cơ bản, ngay cả khi bạn không biết dùng thế nào, thì hãy cứ LỎNG TRƯỚC, ĐẶC SAU. Thế nào là lỏng, thế nào là đặc, bạn sẽ tự nhận biết được mà không cần mình nói đâu ^^


***Tên gọi của một số các bước skincare có thể gây nhầm lẫn

Vì chúng ta là những con nghiện skincare, mà các hãng hay ngành skincare nói chung thật sự không có 1 quy tắc chung trong việc đặc tên nào cả. Nên việc các bạn gặp phải một số tên gọi mà không biết dùng thế nào là chuyện bình thường. “First essence” - không có nghĩa là lúc nào cũng dùng đầu tiên hay “Lotion” (điển hình chai tụi mình hay dùng là Hadalabo lotion) không có kết cấu kem tí nào cả mà hoàn toàn lỏng như nước ^^ Vì vậy, hãy bỏ qua tên gọi, mà chúng ta nên chú trọng cách dùng sản phẩm (hay được in trên bao bì), thành phần và đặc biệt hơn cả là kết cấu sản phẩm. Vẫn là LỎNG TRƯỚC, ĐẶC SAU, hay sẽ là quy tắc được nói đến ở phần sau của bài.


***Lưu ý về Kem chống nắng - luôn là bước cuối cùng

Bạn có thể mix serum với dưỡng ẩm, thêm oil vào dưỡng ẩm nhưng với chống nắng thì tuyệt đối đừng mix gì trừ khi là một kem chống nắng khác (hoặc một dưỡng ẩm có chống nắng) và với kem chống nắng, nên chờ cho kem khô 1 tí hoặc chờ 1 vài phút trước khi bạn makeup. Vì các thành phần chống nắng cần giữ nguyên để phát huy tác dụng, khi bạn mix với bất cứ thứ gì chẳng những làm thay đổi thành phần của kem mà còn làm thay đổi cách các tia UV tác động vào da bạn.


Quy tắc 3: Quy tắc apply các sản phẩm “Actives”

Làm thế nào để thêm các sản phẩm “ACTIVES” - Treatment và các sản phẩm được cho là phụ thuộc độ pH (BHA, AHA, Vitamin C...) - vào quy trình dưỡng da của bạn


Một câu hỏi siêu nhiều bạn đặt ra cho mình, nhất là các bạn hay bị mụn, chúng ta bôi đặc trị hay bước trị mụn ở bước nào, chúng ta dùng BHA, AHA hay retinol hay cả Vitamin C thế nào!?

“Actives” là từ mà nhìn trong bảng thành phần nếu có thành phần active bạn sẽ thấy được ghi riêng, có nồng độ rõ ràng. Đây là các thành phần được cho là sẽ gây ra tác động mạnh, trực tiếp, thấy rõ trên da của bạn. Với mình, nếu các bạn bị đẩy mụn, thật sự chỉ có những thành phần “actives” mới làm được.


*** Thông thường các bạn sẽ gặp các Treatment (đặc trị) Láng thí dụ như Benzoyl peroxide hay tea tree oil (các spot treatment) thậm chí các thành phần làm trắng sáng da như hydroquinone và các chất phụ thuộc pH như các chất chống oxi hóa Vitamin C (LAA - L-ascorbic acid), Vitamin A (retinoids như là retinol hay tretinoin), và các axit như Alpha Hydroxy Acid (AHA), Beta Hydroxy Acid (BHA), và Polyhydroxy Acid (PHA).


Với các actives này bạn không theo quy tắc LỎNG TRƯỚC, ĐẶC SAU nữa.

  1. Với các spot treatment (Benzoyl Peroxide, Hydroquinone, Tea tree oil...không phụ thuộc độ pH)

Bạn có thể dùng TRƯỚC hoặc SAU serum hay dưỡng ẩm đều được. Nếu chấm hoặc thoa vùng cần trị TRƯỚC serum hay kem dưỡng ẩm (thứ tự có thể là TREATMENT - SERUM - DƯỠNG ẨM hoặc SERUM - TREATMENT - DƯỠNG ẨM) – ghi nhớ là CHỐNG NẮNG phải luôn sau cùng nhé - thì bạn phải chờ cho đến khi bước treatment này khô hẳn, vì không ai muốn chỗ mình vừa chấm kem sau đó bị di sang chỗ khác do lớp serum hay dưỡng ẩm khi tán đều toàn mặt đúng không. Nếu muốn đặc trị phát huy hết tác dụng của nó thì bạn nên dùng TRƯỚC sẽ tốt hơn dùng sau, còn muốn giảm độ mạnh của đặc trị thì dùng SAU (thứ tự sẽ là SERUM - DƯỠNG ẨM - TREATMENT - CHỐNG NẮNG) nhé (không giảm nhiều đâu, an tâm ^^ Láng rất hay dùng sau vì ngại chờ cho khô)


  1. Với các sản phẩm phụ thuộc độ pH

Với các sản phẩm có độ pH cụ thể, thí dụ các nồng độ thường gặp Vitamin C (2-3.5), BHA (<3.5), AHA (<4), bạn có thể nghe đầy sự canh trãi ở lĩnh vực này. Có nhất thiết phải để ý độ pH của sản phẩm hay không? Vitamin C không nên dùng với Retinoids hay Niacinamide? Không nên liên tục apply các bước skincare khi dùng sản phẩm có phụ thuộc độ pH? Phải chờ 20-30 phút mới được dùng tiếp bước tiếp theo khi dùng sản phẩm có phụ thuộc độ pH? Tất cả sẽ được trả lời sau đây.

- Nếu bạn chỉ dùng 1 thành phần Actives Phụ Thuộc Độ pH - SAU các bước rửa mặt (sau cả toner làm sạch) và TRƯỚC tât cả các bước dưỡng khác (kể cả First essence và spot treatment)

Lưu ý là một số toner (không làm sạch) mà là toner dưỡng (như Hada Labo lotion) tốt nhất bạn nên dùng sau cả các actives vì trong thành phần dưỡng có khả năng ngăn không cho acid thấm sau vào da.

- Nếu bạn dùng nhiều các thành phần ACTIVES PHỤ THUỘC ĐỘ PH thì thứ tự sử dụng sẽ từ pH THẤP ĐẾN CAO

Thí dụ thứ tự phổ biến sẽ là LAA (Vitamin C) >> BHA >> AHA >> Tiếp các bước dưỡng khác
* Lưu ý pH nhé, nếu pH của LAA thì hầu như chỉ có Skinceuticals hiện nay co pH dưới 3. Nên nếu bạn dùng các C khác cũng loại LAA thì mình sẽ thiên về tẩy da chết mạnh như BHA / AHA trước rồi mới đến LAA.
* Việc dùng BHA trước AHA 1 phần còn là vì DẦU - BHA tan trong dầu trong khi AHA thì không, chính vì vậy bạn nên dùng BHA trước để nó thấm vào sâu trước đã)


** Lưu ý về việc Chờ hay Không Chờ giữa các bước dưỡng phụ thuộc pH này

Vấn đề này mình đã đề cập rất nhiều lần, cụ thể hơn các bạn có thể tìm hiểu ở link này nhé.


Nói ngắn gọn là với các sản phẩm dưỡng da nào cũng vậy, lý thuyết của Láng là mình chờ cho bước trước khô bớt, bề mặt da khô thoáng rồi mới apply bước tiếp theo để sản phẩm được hấp thu tốt nhất vào da. Vậy thôi.


** Lưu ý về Retinoids (Tretinoin, Retinol...)

Vấn đề nhiều bạn đặt câu hỏi là nếu pH của da bị ép xuống 2-4 khi dùng bất cứ Vitamin C, BHA hay AHA thì Retinol - được cho là cần ở mức pH trung bình của da (5-6) để chuyển hóa được thành Retinoic Acid / Tretinoin / RetinA - sẽ không thể phát huy tác dụng. Câu trả lời vẫn còn được tranh cãi trên khắp các mặt trận.

- Trường phái 1: Retinol cần phải được apply ở pH trung bình của da (~6) vì enzym trong da phụ trách việc chuyển hóa retinol cần phải ở nồng độ này mới hoạt động được. Future Derm là một trong các bên phản đối chuyện dùng chung Retinol và các acid chung 1 buổi. Nói vậy có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể dùng C / AHA / BHA Retinol chung 1 routine chỉ là phải tách buổi ra, sáng tối hoặc tách ngày ra.

- Trường phái 2: Bạn không cần phải lo. Nếu muốn dùng thì dùng LAA >> BHA >> AHA >> Retinoids

Lý thuyết không dùng chung Retinol với Acid được bác bỏ rất nhiều sau này. Thực tế, người ta chỉ ra rằng việc khẳng định “Retinol không dùng chung được với Acid” dưa trên 1 bài viết từ rất lâu rồi (từ năm 1990), khi đó nghiên cứu được thực hiện với cả protein da của động vật và người dưới điều kiện là phải thêm 1 số fatty acid khác ko có trên da khỏe mạnh, chứ không sử dụng riêng cho da người bình thường. Bài viết lúc đó chỉ nhằm mục đích so sánh sự chuyển hóa trên tổ hợp da động vật và da người, không thể sử dụng để làm bằng chứng chứng minh các acid làm giảm tác dụng của retinol khi apply chung.


Nói tóm lại, cho đến hiện nay, những ý kiến cho rằng retinol không thể sự dụng chung với các acid thì đa phần không có bằng chứng khoa học hoặc chỉ dựa trên một nghiên cứu không liên quan trực tiếp tới việc sử dụng retinol trên da người. Ngược lại, chúng ta có các nghiên cứu thực nghiệm chứng minh được khi sử dụng chung Retinol và các acid.(bấm vào link nhé) thì hiệu quả mang lại cao hơn.


  1. TÓM LẠI


  1. Hãy nhớ 3 quy tắc cơ bản:

TRÌNH TỰ PHỔ BIẾN + LỎNG TRƯỚC ĐẶC SAU + LƯU Ý VỀ “ACTIVES”



  1. Quan điểm Láng trong vấn đề này

->> Nếu không đề cập đến chuyện hiệu quả hay không, thì câu hỏi là Da bạn có chịu nổi không?

Tất cả các acid chúng ta apply lên da đều có khả năng tăng cường tẩy da chết, theo đó làm da nhạy cảm hơn, chưa kể đến tác động của ánh mặt trời. Nếu bạn không tin cứ thử apply 1% retinol sau khi dùng 10% AHA. Nếu da bạn ok thì mình cũng....không biết nói gì luôn ^^

Bạn hoàn toàn KHÔNG cần thiết để sử dụng Vitamin C / BHA / AHA / Retinoids chung 1 buổi. Với mình là quá nhiều và quá dư. Láng là đứa đang dùng cả 4 sản phẩm này nhưng không phải là 1 buổi mà hoàn toàn tách ra để sử dụng.

Vì vậy, để tốt nhất, lời khuyên thật lòng nhất, chúng ta tham, ham, nhưng hãy có chừng mực, hãy tách chúng ra, không có lý do gì để dùng chung 1 buổi cả, chưa kể thời gian chờ nếu bạn không ngại T_T Hãy dùng C buổi sáng và Retinol luôn là buổi tối. AHA cũng thiên về dùng tối. BHA thì sáng hay tối tùy bạn nhé.


->> Nhiều khi đơn giản hóa là 1 bước lui hiện quả

Không phải cứ sử dụng nhiều các sản phẩm mạnh tốt thì lúc nào cũng hiệu quả. Nhiều khi bạn tự hỏi mình dùng đủ cả C, AHA, BHA, Retinoids...tại sao da vẫn không đẹp. Câu hỏi là da bạn có thật sự hấp thụ và hấp thụ đủ các thành phần này không? Hay bạn đang ép da quá?... Lúc đó, lời khuyên của mình là hãy đơn giản hóa lại, hãy chừa không gian cho ít nhất 1 sản phẩm của bạn hấp thụ vào da và hãy cho thời gian để nhìn thấy hiệu quả ấy. Nhiều khi bạn chỉ cần SERUM + DƯỠNG ẨM mà da bạn sau đó sẽ khỏe, và đẹp ra. Hãy nhớ, da chúng ta có cơ chế ự phục hồi, như một vết thương sau một thời gian dù không bôi thuốc gì nhiều vẫn sẽ cố gắng lành, hãy giữ cho da khỏe, da sẽ tự đẹp.


->> Tốt nhất hãy chờ cho bước trước khô rồi dùng tiếp bước sau, thời gian chờ - nhất là khi có dùng các “Actives” - hãy để da bạn nói cho bạn biết


->> Hãy luôn quan sát da của bạn và thay đổi quy trình kịp thời


->> Không chống nắng thì bạn đừng dùng C (LAA), BHA, AHA hay Retinoids, phí tiền lắm.


___________________________________________________


III. QUY TRÌNH DƯỠNG DA HIỆN NAY CỦA LÁNG

Vậy đó, trên đây là tất cả những gì Láng muốn chia sẻ với các bạn về Thự tự các bước dưỡng da. Hãy nhớ luôn luôn lắng nghe da của bạn và luôn luôn nghiên cứu kỹ trước khi dùng bất cứ thứ gì trên da.


Chúc may mắn ^^


Láng,

Ồ Láng Viện.