- Phần 1: Tổng quan
- Phần 2: Các loại retinoids đang được ứng dụng ở dạng bôi ngoài
- Phần 3: Cách sử dụng retinoids
- Phần 4: Một số thắc mắc
- Phần 5: Giới thiệu một số loại retinoids được ưa chuộng
Lại cùng chúng mình vẽ lại bức tranh tổng quan nhất về RETINOIDS nhé
Nhắc đến retinoids, chắc chắn nhiều bạn sẽ nghĩ ngay đến tretinoin vì hiệu quả mạnh mẽ của nó. Tuy nhiên, thật sự không phải ai cũng chịu nổi tretinoin, nếu không phải vì các phản ứng dù được cảnh báo trước thì cũng vì không phải làn da nào cũng được xây dựng đủ sức chịu đựng với tretinoin. Vì vậy, ở phần này, tạm gác tretinoin lại, Láng sẽ giới thiệu kĩ hơn về các loại retinoids ngoài tretinoin đang được ứng dụng ở dạng bôi ngoài.
Tretinoin và thế hệ thứ 3 adapalene và tazarotene
Retinoic acid nói chung hoạt động bằng cách tác động đến các thụ thể retinoids của tế bào từ đó tác động lên sự biệt hóa và tăng trưởng của tế bào cũng như điều hòa hệ thống miễn dịch của da.
Cụ thể, có 2 nhóm thụ thể retinoids chính ở da là retinoic acid (RAR) và Retinoid X (RXR), mỗi loại lại có thêm 3 dạng isotype thụ thể là α, β và γ. (RARα, RARβ, RARγ và RXRα, RXRβ, RXRγ). Tretinoin tương tác trực tiếp với tất cả các phân nhóm RAR và gián tiếp với RXR trong khi tazarotene hay adapalene chỉ tác động chọn lọc đến RAR-β và RAR-γ và không liên kết với RXR. Do đặc tính chọn lọc thụ thể nên cả tazarotene và adapalene đều được cho là ít gây kích ứng hơn Tretinoin. [1]
ADAPALENE
Adapalene tương tự như Tazarotene do việc tác động chọn lọc lên chỉ thụ thể RAR β/γ nên được cho là giảm thiểu kích ứng tối đa so với tretinoin. Adapalene nhằm vào quá trình bong da chết bất thường của da, điều chỉnh quá trình biệt hóa tế bào và sở hữu đặc tính kháng viêm. Adapalene đang được sử dụng thành công và được FDA chỉ định để điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về tiềm năng của nó trong việc chống lại lão hóa và cải thiện nếp nhăn. [1] [2]
TAZAROTENE
Hiện nay Tazarotene được FDA chỉ định sử dụng tại chỗ cho bệnh vãy nến và mụn trứng cá do cơ chế tác động và ảnh hưởng đến biểu hiện gene điều chỉnh việc tăng sinh và biệt hóa tế bào sừng cũng như quá trình viêm. [1] [2] [O1]
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy Tazarotene cho hiệu quả tương tự và thậm chí có phần nhỉnh hơn tretinoin trên các làn da lão hóa. Một nghiên cứu ngẫu nhiên trên 349 đối tượng có tổn thương từ ánh sáng trên mặt khi so sánh hiệu quả 4 nồng độ tazarotene (0.01%, 0.025%, 0.05%, and 0.1%) với nhóm chứng được bôi kem không chứa tazarotene và nhóm bôi kem tretinoin 0.05%. Ở tuần 12 và tuần 20 đều ghi nhận hiệu quả đáp ứng tốt hơn ở nhóm sử dụng tazarotene so với nhóm dùng tretinoin. Tuy nhiên, sau 24 tuần, không có sự khác biệt trên tổng thể giữa 2 nhóm được điều trị bằng tazarotene hoặc tretinoin. Cả tazarotene 0,1% và tretinoin 0,05% đều cho thấy mức độ cải thiện tương tự về độ dày biểu bì, nếp nhăn nhỏ, độ sần sùi, đàn hồi và cải thiện các vấn đề về sắc tố tương tự nhau. Các tác dụng phụ tại chỗ quan sát được thường ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, và nặng hơn (chủ yếu là gây bỏng) với nồng độ tazarotene cao hơn. Nhiều nghiên cứu khác cũng góp phần chứng minh tazarotene đường bôi mang lại hiệu quả trong việc cải thiện các tổn thương do ánh sáng trên da. [3] [4]
Retinal (retinaldehyde)
Với lý do chỉ cần 1 bước chuyển đổi đã có thể thành retinoic acid, retinaldehyde (RAL) được cho là hiệu quả hơn so với các tiền chất của treinoin khác như retinol và các retinol esters và cũng đầy đủ các chứng minh lâm sàng trong việc điều trị nếp nhăn và cải thiện các dấu hiệu lão hóa khác, đặc biệt là điều trị mụn. Tuy nhiên đi kèm dĩ nhiên cũng là độ kích ứng khá cao và ghi nhận về tính ổn định trước ánh sáng của retinaldehyde cũng là một điều đáng lưu ý.
RAL thường được tìm thấy ở nồng độ 0.025%, 0.05% cho đến 0.1%. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường vẫn có thẻ tìm thấy RAL ở nồng độ 1-2% [O1].
Chống lão hóa
0.05% RAL cho thấy hiệu quả tương tự 0.05% retinoic acid trong việc giảm thiểu nếp nhăn và cải thiện các dấu hiệu sần sùi thô ráp của làn da lão hóa với độ kích ứng da thấp hơn so với retinoic acid. [1]
Điều trị mụn và ngăn ngừa sẹo mụn
Trong các retinoids đường bôi đã được chứng minh hiệu quả trong việc trị mụn đặc biệt là mụn nhẹ và trung bình thì RAL được cho là hiệu quả với sức chịu đựng tốt nhất của da. Đặc biệt,RAL sở hữu đặc tính kháng khuẩn vượt trội hơn các retinoids khác (giết vi khuẩn p.acnes) đã được chứng minh cả in vitro và in vivo, khả năng được cho là vì sự có mặt của nhóm aldehyde mà cả retinol hay retinoic acid đều không có [2].
Nghiên cứu cho thấy sự kết hợp của 0.1% RAL và 6% Glycolic Acid (GA) ở các làn da mụn cho thấy sức chịu đựng rất tốt của da, 1 vài ghi nhận về các tác dụng phụ có thể là do RAL cũng có thể là do GA hoặc cả 2. Sự phối hợp này cũng được ghi nhận cho khả năng ngăn ngừa và điều trị sẹo mụn rất tốt. [3] [4] Đồng thời RAL có thể kết hợp với Glycolic acid và các hoạt chất trị mụn khác như benzoyl peroxide, kháng sinh bôi cho kết quả khả quan trên da mụn [5]
Hạn chế và tiềm năng
Retinal thật ra đã có từ lâu giống như retinol, nhưng mức độ nghiên cứu cũng như sự phổ biến không bằng retinol. Điều này phần lớn là do nó cực kỳ khó ổn định, vì vậy rất khó để formulate an toàn và hiệu quả trong một sản phẩm chăm sóc da dẫn đến giá thành cũng rất đắt. Mãi cho đến những năm gần đây, nhờ những bước phát triển mới trong ngành công nghiệp làm đẹp, một số các sản phẩm mới ra đời từ các thương hiệu lớn như Avene, Obagi…Gần đây nhất 1 thông cáo báo chí của Medik8 lên tiếng rằng Medik8 là người tiên phong ổn định retinal thông qua hệ thống ổn định 2 lớp (double-layered stabilisation) kết hợp với công thức bọc tinh thể sử dụng cyclodextrin (crystal encapsulation) cho ra 1 công thức tối đa hóa độ ổn định của retinal và đang chờ cấp bằng sáng chế. Cụ thể mình mong chờ Medik8 về Việt Nam và được access thêm nhiều thông tin từ hãng ^^
RETINOL
Kang et al (1995) hay trong 1 báo cáo mới nhất được đăng trên tạp chí da liễu 2016 của Kong R và các cộng sự đã chỉ ra khả năng cải thiện các dấu hiệu lão hóa trên da người của retinol tương tự với retinoic acid thông qua khả năng làm dày biểu bì và tăng cường hoạt động của các proteins liên kết retinol và proteins liên kết retinoic acid CRABP II and CRBP qua đó kích hoạt các thụ thể retinoids ở da trong khi đó retinol gây ít kích ứng và đỏ da hơn.
Một nghiên cứu lâm sàng khác cũng chứng minh khả năng cải thiện nếp nhăn của retinol sau 12 tuần.
Nhìn chung, các tài liệu đều khẳng định khả năng ảnh hưởng tích cực của retinol trước các dấu hiệu lão hóa thông qua việc làm dày biểu bì, giảm biểu hiện của các enzyme MMP, tăng tổng hợp collagen…dù nhẹ hơn tretinoin khoảng 20 lần nhưng bù lại ít kích ứng và đảm bảo sức chịu đựng trên da tốt hơn tretinoin. [1] [2]
Không phải cứ sản phẩm giá rẻ là không hiệu quả. Nhưng bạn nên biết rằng việc bào chế ra một sản phẩm chứa Retinoids không đơn giản.
- - Từ khâu lựa chọn nguyên liệu đầu vào (Vitamin A, dẫn xuất Vitamin A)
- - Xây dựng công thức bào chế, quy trình sản xuất, thiết lập hệ thống để đảm bảo tính ổn định cho một sản phẩm quá dễ oxy hoá cũng không phải điều đơn giản.
- - Khác biệt lớn nhất giữa các retinol mà các hãng tranh nhau ngoài đống tá dược hay thành phần đi cùng bạn sẽ còn nghe được hệ vận chuyển “delivery system”
RETINOL ESTERS
Theo 1 nghiên cứu Green et al 1998 các dẫn xuất retinol được cho là hữu ích cho các dấu hiệu lão hóa sau khi quan sát thấy retinyl propionate làm dày biểu bì ở đuôi chuột và kích thích tổng hợp collagen trên những con chuột được chiếu xạ tia cực tím. Tuy nhiên theo đó thì 1 nghiên cứu mù đôi ngẫu nhiên sử dụng kem bôi chứa 0.15% retinyl propionate và có đối chứng với giả dược trên 60 người trong 48 tuần lại không chỉ ra được bất cứ cải thiện nào đáng ghi nhận và có hiệu quả thống kê so với giả dược. [1]
Trong số các phái sinh của retinol đến hiện nay thì n-formyl aspartame được cho là tiềm năng nhất với độ ổn định cao, giá thành rẻ và các công trình nghiên cứu vừa đủ. [2]
Tóm lại, số lượng các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và đặc biệt là các công trình nghiên cứu lâm sàng trên mẫu lớn vẫn còn thiếu để có thể chứng minh hiệu quả thật sự của các retinol esters này. [3] [4]
=> Có 1 điều đáng nói là hiện nay rất nhiều sản phẩm marketing là chứa retinol nhưng thực chất chỉ chứa retinyl palmitate chẳng hạn, bạn nên kiểm tra kỹ thành phần nhé.
RETINYL RETINOATE
Retinyl retinoate - một tiền chất retinoid mới được tạo thành bởi phản ứng hóa học giữa các phân tử retinoic acid và retinol, cho hiệu quả có vẻ cao hơn và ổn định hơn trước nhiệt và ánh sáng so với retinol. [1]
Khi lên da retinyl retinoate chỉ cần một bước để chuyển hóa thành retinoic acid hoạt tính và cũng song song breakdown thành retinol sau đó chính retinol này sẽ được chuyển hóa thành retinoic acid tiếp tục và phát huy tác dụng. Vì là dạng không có hoạt tính và cần chuyển đổi dần từ từ thành retinoic acid trên da nên retinyl retinoate giúp da thích nghi tốt hơn và từ đó giảm thiểu tối đa các dấu hiệu kích ứng khi dùng retinoic acid trực tiếp tại một thời điểm. [1]
2 nghiên cứu lâm sàng thực hiện trên 46 bệnh nhân nữ (Hàn Quốc) được chia ra thực hiện so sánh sử dụng retinyl retinoate 0.05% và giả dược, một nhóm so sánh 0.06% retinyl retinoate và 0.075% retinol. Các kết quả đều ghi nhận được hiệu qua tốt hơn của retinyl retinoate so với giả dược và cả retinol trong việc cải thiện các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, độ sần sùi, thô ráp. Quan trọng hơn là không có ghi nhận tác dụng phụ nghiêm trọng nào được ghi nhận trên các làn da sử dụng retinyl retinoate. [2]
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra khả năng tổng hợp hyaluronan (thành phần quan trọng của ma trận ngoại bào) thông qua việc tăng cường biểu hiện gene HAS2 (gen tổng hợp hyaluronan). Theo đó retinyl retinoate giúp giảm sự mất nước biểu bì tốt hơn so với retinol, retinaldehyde hay cả retinoic acid và ít gây kích ứng hơn. [3]
Đối với việc điều trị mụn, một nghiên cứu mù đôi trên 15 đối tượng nữ mụn nhẹ đến trung bình sử dụng 0.05% retinyl retinoate khi so sánh với giả dược trong 8 tuần cho thấy cải thiện đáng kể trên mụn viêm và không viêm cũng như kiểm soát dầu tốt hơn. Retinyl retinoate cũng cho thấy hiệu quả tương đối đối với vi khuẩn p-acnes và đặc biệt là không ghi nhận các dấu hiệu tổn thương khác hay kích ứng xung quanh vùng bị mụn. Kết quả cho thấy tiềm năng đáng kể của retinyl retinoate trong việc điều trị mụn nhẹ hoặc trong các phương pháp kết hợp ngăn ngừa mụn mà vẫn đảm bảo sức chịu đựng tốt của da, ít kích ứng. [4]
Tóm lại hiệu quả sinh học của retinyl retinoate được cho là cao hơn retinol, thậm chí cả retinaldehyde. Báo cáo ghi nhận độ ổn định, ít tác dụng phụ và hiệu quả cao khiến ngành công nghiệp skincare đang đổ dồn sự chú ý về retinyl retinoate. Tuy vậy hiện các nghiên cứu còn giới hạn, đến nhiều từ Hàn Quốc. Cần thêm các nguồn độc lập và đáng tin cậy hơn.
Hiện nay, gần như dựa hẳn vào các bằng chứng từ các nghiên cứu đến từ Hàn Quốc trên, Medik8 là brand hiếm hoi mình thấy ứng dụng và marketing rầm rộ về tác dụng và hiệu quả của Retinyl Retinoate với công nghệ được cấp bằng sáng chế của họ. Nếu bạn có thử qua Medik8 Retinyl retinoate rồi thì review cho mình biết với nhé ^^
RETINOIC ACID ESTER - hydroxypinacolone retinoate (HPR)
Granactive retinoid là một phức hợp bao gồm HPR, theo tỷ lệ 1:10 với dung môi là dimethyl isosorbide. Vì vậy, khi bạn thấy phần trăm granactive retinoid, hãy lưu ý rằng bạn cần chia cho 10 để có được nồng độ thực tế của HPR nhé, đừng vì 5% granactive retinoid mà hết hồn tưởng nhầm 5% retinol hay thậm chí là 5% HPR gì nhé.
Khác với các tiền chất khác, HPR liên kết trực tiếp được với các thụ thể retinoid tương tự như retinoic acid mà không cần phải qua bước chuyển hóa nào. Dù hoạt động tương tự như retinoic acid nhưng HPR đều được nhiều nghiên cứu ghi nhận ít kích ứng hơn retinoic acid và đồng thời ổn định hơn retinol giúp HPR ghi điểm rất lớn.
Các nghiên cứu:
Một nghiên cứu so sánh mức độ tác động đến biểu hiện gen retinoid của HPR so với Retinol, Retinaldehyde, Retinol ester đều cho thấy biểu hiện tốt hơn ở HPR ở cùng nồng độ, tuy nhiên HPR không đạt được mức độ phiên mã gen tốt như retinoic acid. Theo đó HPR làm tăng đáng kể sản xuất procollagen có đối chứng với da không được điều trị và mức độ tương tự như retinoic acid. [1]
Một nghiên cứu từ nhà sản xuất cho thấy sự cải thiện rõ rệt quan sát được ở vùng da quanh mắt sau 14 ngày sử dụng Granactive Retinoid (2%) ở dạng serum, bôi 2 lần mỗi ngày. [O1]
Ngoài ra, cũng đáng nhắc đến một vài nghiên cứu khác kết hợp HPR với retinol; HPR, retinol với chiết xuất đu đủ papain hay công thức kết hợp thêm kháng khuẩn, salicylic acid, glycolic acid, niacinamide… trong việc điều trị mụn và cả cải thiện đốm nâu. [2] [3] [4]
Một nghiên cứu cho thấy hiệu quả của HPR kết hợp với retinol glycospheres (bọc retinol) và các hoạt chất làm sáng khác sử dụng sản phẩm nghiên cứu khá quen thuộc ở Việt Nam là Neoretin. Thiết kế nghiên cứu mù đôi, ngẫu nhiên,có kiểm soát với giả dược được thực hiện trên 30 bệnh nhân sau 3 tháng sử dụng kem dưỡng chống nắng sáng và serum tối cho thấy kết quả cải thiện nám cực kỳ khả quan đến 74% thông qua chỉ số MASI. Không chỉ đốm nâu, kết luận của nghiên cứu cũng đề xuất khả năng chống lão hóa, hoặc sử dụng phối hợp này với các liệu pháp kết hợp như laser, lột da…để đẩy nhanh tốc độ phục hồi và cải thiện sau khi thực hiện liệu trình cũng như giúp da bảo vệ tốt hơn trước ánh nắng. [5]
=> Các kết quả cho phép khẳng định khả năng cải thiện các dấu hiệu lão hóa trên da của HPR tương tự như retinoic acid nhưng ít tác dụng phụ không mong muốn như ít kích ứng hơn; cũng như khả năng phối hợp và cho kết quả hiệp lực của HPR với các hoạt chất khác như retinol, salicylic acid, glycolic acid cho các vấn đề về mụn, nám, đốm nâu…Tuy nhiên, một là nghiên cứu cho thấy kết quả riêng lẻ của một mình HPR còn thiếu cũng như hiện nay các nghiên cứu chủ yếu đến từ nhà sản xuất (O1 hay Estee Lauder), cần thêm hiều nghiên cứu độc lập với thiết kế nghiên cứu chi tiết, mẫu rộng hơn. Tính tới thời điểm này, HPR vẫn là một trong các thành phần thuộc gia đình retinoids đầy hứa hẹn.
BAKUCHIOL
Bakuchiol có nguồn gốc chính từ hạt của cây Psoralea Corylifolia, hay còn gọi là Babchi, một thực vật được sử dụng phổ biến trong y học Ấn Độ và Trung Quốc. Ngoài các lợi ích tương tự như retinoids, Bakuchiol từ lâu đã được công nhận với các tác dụng có lợi cho da như kháng viêm, chống oxy hóa, chống ung thư, kháng khuẩn, trị mụn.
TÁC DỤNG CHỐNG LÃO HÓA
Về mặt hóa học hay công thức, Bakuchiol không liên quan gì đến đại gia đình Vitamin A retinoids, tuy nhiên khi so sánh các biểu hiện gen, cách tác động lên các thụ thể retinoids RARa và RAR g cũng như các protein mang retinoids CRBP và CRABP, so sánh cách retinoids và bakuchiol ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất protein quan trọng của da như collagen thì cho thấy cách thức giao tiếp tế bào khá tương tự nhau nhưng bakuchiol có thể tránh được các tác dụng phụ thường thấy của retinoids. [1]
Theo đó cả Bakuchiol và retinol đều điều chỉnh quá trình sản xuất collagen I, III và IV, giảm hoạt động của men MMP, cũng như tác động đến biểu hiện gen Aquaporin 3 ảnh hưởng độ ẩm và chức năng hàng rào bảo vệ da. Nghiên cứu kéo dài 12 tuần sử dụng công thức 0,5% Bakuchiol trên 17 đối tượng sử dụng 2 lần một ngày đã xác nhận sự cải thiện đáng kể các nếp nhăn, độ đàn hồi, độ săn chắc, đốm nâu và cải thiện tổng thể các tổn thương quang hóa. Ngoài ra, công thức thử nghiệm cho khả năng dung nạp rất tốt, không có bất kỳ tác dụng phụ nào giống như retinol. [1]
Năm 2018, một nghiên cứu mù đôi trên 44 người so sánh kem chứa 0,5% Bakuchiol với 0,5% kem retinol và kết luận rằng bakuchiol có thể so sánh với retinol về khả năng cải thiện các dấu hiệu lão hóa và cho khả năng dung nạp tốt hơn retinol trong khi retinol làm bong và châm chích da. [2]
TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ MỤN
Trên 1 nghiên cứu lâm sàng, Bakuchiol 1% có vẻ rất hiệu quả (giảm 57% mụn sau 6 tuần điều trị) và thậm chí cho kết quả tốt hơn khi kết hợp với axit salicylic 2% (giảm 67% mụn sau 6 tuần). [4]
CHO KẾT QUẢ HIỆP LỰC VỚI CÁC HOẠT CHẤT KHÁC, ỔN ĐỊNH RETINOL TRONG CÔNG THỨC PHỐI HỢP
Hiện nay nồng độ khuyến nghị sử dụng bakuchiol là từ mức 0.5% đến 1% với công thức hoàn thiện và có độ pH <6.5. [4]
Nhìn chung Bakuchiol cho đến nay được ghi nhận rất rất lành tính, tính kích ứng thấp và sử dụng được cho các làn da nhạy cảm, tính ổn định cao và cho đến hiện tại cũng có kha khá bằng chứng thuyết phục khả năng điều trị mụn, chống lão hóa với các tác động tương tự retinoids khi lên da mà lại loại bỏ được các dấu hiệu kích ứng của retinoids, bakuchiol khá dễ để đưa vào quy trình dưỡng da của bạn hay dành cho các bạn còn rất rén với retinoids nói chung. Bakuchiol hứa hẹn sẽ còn nhiều những cải tiến hơn nữa với các cách phối hợp mới trong tương lai không xa.
Các tài liệu được tham khảo trong bài:
[1] Mukherjee S, Date A, Patravale V, Korting HC, Roeder A, Weindl G. Retinoids in the treatment of skin aging: an overview of clinical efficacy and safety. Clin Interv Aging. 2006;1(4):327-348.
[2] Zasada M, Budzisz E. Retinoids: active molecules influencing skin structure formation in cosmetic and dermatological treatments. Postepy Dermatol Alergol. 2019;36(4):392-397.
[3] Chandraratna RA. Tazarotene--first of a new generation of receptor-selective retinoids. Br J Dermatol. 1996 Oct;135 Suppl 49:18-25.
[4] Chandraratna RA. Tazarotene: the first receptor-selective topical retinoid for the treatment of psoriasis. J Am Acad Dermatol. 1997 Aug;37(2 Pt 3):S12-7.
Others
[O1] https://www.accessdata.fda.gov/.../21-184_Tazorac_Prntlbl...
RETINALDEHYDE
[1] Creidi P, Vienne MP, Ochonisky S et al. Profilometric evaluation of photodamage after topical retinaldehyde and retinoic acid treatment. J Am Acad Dermatol 1998; 39:960–5.
[2] Pechère M, Germanier L, Siegenthaler G, Pechère JC, Saurat JH. The antibacterial activity of topical retinoids: the case of retinaldehyde. Dermatology. 2002;205(2):153-8.
[3] Poli F, Ribet V, Lauze C, Adhoute H, Morinet P. Efficacy and safety of 0.1% retinaldehyde/ 6% glycolic acid (diacneal) for mild to moderate acne vulgaris. A multicentre, double-blind, randomized, vehicle-controlled trial. Dermatology. 2005;210 Suppl 1:14-21.
[4] Dreno B, Katsambas A, Pelfini C, Plantier D, Jancovici E, Ribet V, Nocera T, Morinet P, Khammari A: Combined 0.1% Retinaldehyde/ 6% Glycolic Acid Cream in Prophylaxis and Treatment of Acne Scarring. Dermatology 2007;214:260-267.
[5] Dréno B, Nocera T, Verrière F, Vienne MP, Ségard C, Vitse S, Carré C. Topical retinaldehyde with glycolic acid: study of tolerance and acceptability in association with anti-acne treatments in 1,709 patients. Dermatology. 2005;210 Suppl 1:22-9.
Others
[O1] RISK PROFILE of retinaldehyde (mattilsynet.no)
RETINOL
[1] Kang S, Duell EA, Fisher GJ et al. Application of retinol to human skin in vivo induces epidermal hyperplasia and cellular retinoid binding proteins characteristic of retinoic acid but without measurable retinoic acid levels or irritation. J Investig Dermatol 1995; 105: 549–56
[2] Kong R, Cui Y, Fisher GJ, Wang X, Chen Y, Schneider LM, Majmudar G. A comparative study of the effects of retinol and retinoic acid on histological, molecular, and clinical properties of human skin. J Cosmet Dermatol. 2016 Mar;15(1):49-57. doi: 10.1111/jocd.12193. Epub 2015 Nov 18. PMID: 26578346.
[3] Mukherjee S, Date A, Patravale V, Korting HC, Roeder A, Weindl G. Retinoids in the treatment of skin aging: an overview of clinical efficacy and safety. Clin Interv Aging. 2006;1(4):327-348.
RETINOL ESTERS
[1] Green C, Orchard G, Cerio R et al. A clinicopathological study of the effects of topical retinyl propionate cream in skin photoageing. Clin Exp Dermatol 1998; 23:162–7.
[2] Lee MS, Lee KH, Sin HS, Um SJ, Kim JW, Koh BK. A newly synthesized photostable retinol derivative (retinyl N-formyl aspartamate) for photodamaged skin: profilometric evaluation of 24-week study. J Am Acad Dermatol. 2006 Aug;55(2):220-4. doi: 10.1016/j.jaad.2006.01.013. Epub 2006 Jun 5. PMID: 16844502.
[3] Han H-S, Kwon Y-J, Park M-S et al. Efficacy validation of synthesized retinol derivatives in vitro: stability, toxicity, and activity. Bioorg Med Chem 2003; 11:3839–45.
[4] Higgins, S., Wesley, N.O. Topical Retinoids and Cosmeceuticals: Where Is the Scientific Evidence to Recommend Products to Patients?. Curr Derm Rep 4, 56–62 (2015).
RETINYL RETINOATE
[1] Kim H, Kim B, Kim H, Um S, Lee J, Ryoo H, Jung H. Synthesis and in vitro biological activity of retinyl retinoate, a novel hybrid retinoid derivative. Bioorg Med Chem. 2008 Jun 15;16(12):6387-93
[2] Kim H, Kim N, Jung S, Mun J, Kim J, Kim B, Lee J, Ryoo H, Jung H. Improvement in skin wrinkles from the use of photostable retinyl retinoate: a randomized controlled trial. Br J Dermatol. 2010 Mar;162(3):497-502.
[3] Kim JE, Kim B, Kim H, Kim H, Lee JD, Kim HJ, Choi KY, Lee SH. Retinyl retinoate induces hyaluronan production and less irritation than other retinoids. J Dermatol. 2010 May;37(5):448-54.
[4] Kim, Bora, et al. "Retinyl retinoate, a retinoid derivative improves acne vulgaris in double-blind, vehicle-controlled clinical study." Tissue Engineering and Regenerative Medicine 10.5 (2013): 260-265.
RETINOIC ACID ESTER HPR
[1] Ruth, N., and T. Mammone, Estee Lauder Companies "1310 Anti-aging effects of retinoid hydroxypinacolone retinoate on skin models." Journal of Investigative Dermatology 138.5 (2018): S223.
Antiaging effects of retinoid hydroxypinacolone retinoate on skin models (skiningredients.com)
[2] Veraldi S, Barbareschi M, Alessandrini G, Cardinali C, Gimma A, et al. (2016) Evaluation of a Combination of Retinol, Hydroxyl-Pinacolone Retinoate (Retinsphere), An Antibacterial Agent (BIOPEP.15), Salicylic Acid and Vitamin E in Subjects Suffering from Predominant Comedonal Acne-An Italian multicenter Prospective Open study. J Dermatolog Clin Res 4(3): 1072.
[3] Villani A, Annunziata MC, Cinelli E, Donnarumma M, Milani M, Fabbrocini G. Efficacy and safety of a new topical gel formulation containing retinol encapsulated in glycospheres and hydroxypinacolone retinoate, an antimicrobial peptide, salicylic acid, glycolic acid and niacinamide for the treatment of mild acne: preliminary results of a 2-month prospective study. G Ital Dermatol Venereol. 2020 Oct;155(5):676-679. PMID: 32869963.
[4] Veraldi S, Barbareschi M, Guanziroli E, Bettoli V, Minghetti S, Capitanio B, Sinagra JL, Sedona P, Schianchi R. Treatment of mild to moderate acne with a fixed combination of hydroxypinacolone retinoate, retinol glycospheres and papain glycospheres. G Ital Dermatol Venereol. 2015 Apr;150(2):143-7. PMID: 25876142.
[5] Truchuelo, M. T., Jiménez, N., & Jaén, P. (2014). Assessment of the efficacy and tolerance of a new combination of retinoids and depigmenting agents in the treatment of melasma. Journal of cosmetic dermatology, 13(4), 261-268.
Others
[O1] Granactive Retinoid THE POWER OF RETINOL WITHOUT THE IRRITATION. Presented by John Gormley Director of Regulatory Affairs - PDF Free Download (docplayer.net)
BAKUCHIOL
[1] Chaudhuri RK, Bojanowski K. Bakuchiol: a retinol-like functional compound revealed by gene expression profiling and clinically proven to have anti-aging effects. Int J Cosmet Sci. 2014 Jun;36(3):221-30. doi: 10.1111/ics.12117. Epub 2014 Mar 6. PMID: 24471735.
[2] Dhaliwal, S., et al. "Prospective, randomized, double‐blind assessment of topical bakuchiol and retinol for facial photoaging." British Journal of Dermatology (2018).
[3] Ratan K. Chaudhuri, PhD, Sytheon Ltd., "Bakuchiol to Stabilize Retinol and Polyunsaturated Lipids", Cosmetics and Toiletries (2015)
[4] Chaudhuri, Ratan K., and Francois Marchio. "Bakuchiol in the management of acne-affected skin." Cosmetics and Toiletries 126.7 (2011): 502.
comments